Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiết lộ về siêu máy bay gián điệp SR-71 Blackbird của Mỹ

(DS&PL) -

SR-71 được xem là siêu máy bay gián điệp của Mỹ, mang trong mình những ưu thế vượt trội so với các máy bay do thám khác, đặc biệt là có tốc độ cực nhanh.

SR-71 được xem là siêu máy bay gián điệp của Mỹ, mang trong mình những ưu thế vượt trội so với các máy bay do thám khác, đặc biệt là có tốc độ cực nhanh.

Những chiếc SR-71 là dòng máy bay gián điệp hiện đại của Mỹ trong quá khứ, có tốc độ bay cực khủng. Ảnh: Getty

Máy bay gián điệp SR-71 thành viên tiên tiến nhất của “gia đình Blackbird” bao gồm A-12 và YF-12, được thiết kế bởi một nhóm nhân viên tập đoàn Lockheed. Bây giờ khi nói về SR-71, có lẽ câu hỏi thường gặp nhất là nó thực sự bay cao và nhanh như thế nào?

Tốc độ không được phân loại của SR-71 được liệt kê là Mach 3+. Những chiếc Blackbird được thiết kế để di chuyển với tốc độ Mach 3+, nghĩa là hơn khoảng 3 lần so với tốc độ âm thanh (3.500 km/h) và ở độ cao lên đến 2.600 mét. SR-71 được chế tạo bằng titan - một kim loại rất khó gia công, đắt và hiếm. Vào thời điểm khi nó ra đời, Mỹ không đủ công nghệ để gia công kim loại này mà phải nhập khẩu từ chính Liên Xô - mục tiêu do thám hàng đầu của loại máy bay này.

SR-71 là một trong những máy bay đầu tiên được thiết kế để giảm thiểu mặt cắt radar, cho dù tín hiệu radar của nó vẫn có thể phát hiện được bởi các hệ thống radar hiện đại, không giống như những kiểu máy bay tàng hình sau này. Ưu thế để tự vệ của chiếc máy bay này là tốc độ và trần bay cao. Khi phát hiện thấy tên lửa đất đối không tấn công, SR-71 chỉ cần tăng tốc và…bỏ chạy.

SR-71 phục vụ từ năm 1964. Đến năm 1972, khi Liên Xô cho ra mắt tiêm kích MiG-25 có vận tốc lên tới Mach 3,2, SR-71 không còn hoạt động hiệu quả nữa, chính thức ngừng hoạt động vào năm 1998.

Dù với tốc độ cực nhanh và hoạt động vô cùng hiệu quả vào thời điểm ra mắt, SR-71 cũng là chiếc máy bay gây tranh cãi vì tỷ lệ tai nạn cao. Có tới 12 trong tổng số 32 máy bay chế tạo bị rơi trong các tai nạn khi hoạt động.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)
 

Tin nổi bật