Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thương lái Trung Quốc lại mua đỉa với giá cao

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Thương lái Trung Quốc len lỏi lên các vùng miền núi, vùng giáp biên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết để dụ dỗ người dân đi bắt đỉa bán với giá cao ngất.

(ĐSPL) - Thương lái Trung Quốc len lỏi lên các vùng miền núi, vùng giáp biên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết để dụ dỗ người dân đi bắt đỉa bán với giá cao ngất.

Nhận được phản ánh của bạn đọc về hiện tượng thu gom đỉa của thương lái Trung Quốc, PV báo điện tử VTC News đã lặn lội ở nhiều xã thuộc huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa) và phát hiện những chiêu dụ dỗ người dân hết sức nguy hiểm. Thực tế ở xã Yên Nhân – nơi được cho là có nhiều người dân đang đua nhau đi bắt đỉa về bán cho các thương lái với giá gần nửa triệu đồng/kg.

Qua tiếp xúc với nhiều người dân, được biết, trước đây cũng có nhiều người trên địa bàn thu mua đỉa bán cho các thương lái với giá 350.000 – 400.000 đồng/kg, nhưng nay tái diễn hiện tượng này.

Giá hiện tại mỗi kg đỉa mà thương lái đang mua dao động 350.000 – 400.000 đồng/kg, có lúc lên tới gần 500.000 đồng/kg – một số tiền rất lớn so với thu nhập của người dân nơi đây.

Theo chị H là đầu mối thu mua đỉa tại xã Yên Nhân, chị này thu mua rồi bán cho người đàn ông tên là D. với giá 350.000 đồng/kg”.

Chị H. nói thêm: “Hôm qua, chị vừa bán cho ông D. hơn 4 kg. Ở làng chị và cả các xã lân cận chuyên đi gom đỉa bán lại cho ông D.”.

Hết cơ hội lừa dân miền xuôi, thương lái Trung Quốc len lỏi lên các vùng miền núi, vùng giáp biên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết để dụ dỗ người dân đi bắt đỉa bán với giá cao ngất. (Ảnh VTC News).

Cũng theo chị H., cách đây khoảng 2 năm, người dân đi bắt đỉa bán cho thương lái cũng tò mò lắm, đôi khi có người hỏi người đàn ông tên D. mua làm, ông D. chỉ cười và nói ngắn gọn: “Mua để bán sang cho Trung Quốc đấy”.

Người dân nơi đây thì không biết thực hư thế nào. Cứ thấy có lợi là đi bắt đỉa về bán ngay. Thu nhập từ bắt đỉa rất cao so với việc hiện tại của họ là trèo đồi đốn củi về bán. Vì thế, dù ban đầu có tò mò nhưng sau đấy, họ cũng chả quan tâm xem người ta mua để làm gì, người người, nhà nhà kéo nhau ra ruộng, ra suối bắt đỉa về bán cho ông D.

Theo ông Lang Đức Thọ (Chủ tịch UBND xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân): “Ba năm trước, ở địa phương chúng tôi, hiện tượng người dân đi bắt và bán đỉa. Đối tượng đi bắt đỉa chủ yếu là trẻ em và người già. Nghe đâu, người ta mua khoảng 350.000 – 400.000 đồng/kg đỉa các loại. Bẵng đi một thời gian dài, thời gian gần đây, trên địa bàn xã lại có thương lái tới tìm mua với giá khá cao, nên họ lại tiếp tục đi bắt về bán”.

Chủ tịch xã Yên Nhân hứa với PV: “Tôi cũng có nghe phản ánh của một số người dân về vấn đề này. Chúng tôi sẽ gửi thông báo tới các thôn bản, khuyến cáo bà con không đi bắt đỉa bán khi chưa biết mục đích của đối tượng mua để làm gì.

Trước đó, cuối năm 2015, thông tin trên báo Giao thông, lực lượng chức năng đã bắt giữ một vụ vận chuyển 72 kg đỉa khô từ khu vực biên giới về Việt Nam, một lần nữa dấy lên mối nghi ngại về những hậu họa có thể phát sinh từ hành vi mua bán loài động vật tái sinh này.

Trên thực tế, tình trạng thu gom và mua bán đỉa đã xuất hiện tại nhiều địa phương như: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai... từ nhiều năm trước. Các thương lái khẳng định, số đỉa thu mua được sẽ bán sang Trung Quốc để làm thuốc chữa bệnh, giá từ vài trăm đến cả triệu đồng/kg.

Đề cập đến công dụng chữa bệnh của loài đỉa, Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) khẳng định công dụng chữa bệnh của loài đỉa là có thật. Về mặt dược lý, đỉa có vị mặn, tính hàn, có công dụng phá huyết, trục ứ, thông kinh, lợi tiểu. Khi đỉa đốt người sẽ gây ra hiện tượng máu chảy liên tục không đông được, do đỉa truyền một loại men vào máu. Do đó, hiện tại người ta chiết xuất hoạt chất này từ đỉa để chế ra loại thuốc chữa tai biến mạch máu não do máu bị đông tụ. Ở nước ta, Viện Y học cổ truyền Quân đội cũng đã sử dụng đỉa để bào chế ra loại thuốc này. “Còn theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường cho đỉa sống cắn trực tiếp vào vết thương, vết sưng để hút máu nhưng phương pháp này đã bị loại bỏ từ lâu vì tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm, nhiễm trùng”, Lương y Vũ Quốc Trung nói.

Khẳng định bản thân cũng từng phải đi mua đỉa về làm thuốc, song BS. Hoàng Sầm, Viện trưởng Viện Y học Bản địa Việt Nam lưu ý, cơ quan quản lý cũng cần có phương án phòng ngừa hiệu ứng mất cân bằng sinh thái có thể xảy ra, bắt nguồn từ việc nuôi bừa bãi hoặc săn bắt quá mức đối với loài sinh vật này. “Đỉa cũng như bất kỳ loài sinh vật nào trong tự nhiên đều phải được tồn tại và phát triển một cách tự nhiên, không nên can thiệp thô bạo vào đời sống của nó. Nếu săn bắt đỉa quá mức khiến chúng cạn kiệt hoặc nuôi đỉa tràn lan khiến chúng bùng phát số lượng ngoài kiểm soát cũng có thể gây ra những hiệu ứng xấu, gây mất cân bằng sinh thái và các hệ quả không tốt khác”, BS. Hoàng Sầm khuyến cáo.

Từ nhiều năm nay, các thương lái Trung Quốc dùng nhiều chiêu trò để dụ dỗ người dân hám lời trước mắt. Họ tiến hành thu mua rất nhiều thứ kỳ lạ mà không hiểu mục đích cụ thể là gì, chẳng hạn như: Hoa thanh long, cây dừa nước, móng trâu, rồi hoa cau, lá điều, đỉa…

Theo các chuyên gia kinh tế, đây chỉ là chiêu trò “quay vòng” lừa đảo kiếm tiền của thương lái Trung Quốc. 

Nguyên tắc chung của các “tay buôn” Trung Quốc chính là: Tung tin đồn, đẩy giá cao và mua số lượng lớn; mua không cần chú ý đến chất lượng, nhiều khi còn yêu cầu nông dân “pha tạp” sản phẩm. Hậu quả để lại là một bộ phận thương lái trung gian Việt Nam mất trắng tiền do sau khi gom đủ hàng thì thương lái Trung Quốc “biến mất”, còn người nông dân thẫn thờ khi “bờ xôi ruộng mật” của họ nay xơ xác vì bị tận thu. Thậm chí, người dân và thương lái nước ta lại mua hàng chính mình đã bán ra trước đó giống như vụ thu mua đỉa đã từng xảy ra. Về phía người nông dân, hầu như tất cả các “thương vụ” mua bán, người nông dân đều không quan tâm đến và cũng không biết thương lái nước ngoài thu mua để làm gì. Chỉ biết rằng, do “giá hời” nên người nông dân vẫn bất chấp.

Vì thế, đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xem xét và xử lý nghiêm hành vi lừa đảo này.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật