Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thước đo năng lực của Chính phủ kiến tạo

(DS&PL) -

"Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo năng lực và hiệu quả của Chính phủ" - ý kiến của ông Vương Bình Thạnh – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang.

(ĐSPL) – "Trong sạch, liêm chính, không có tham nhũng, lãng phí, thực hiện tốt cải cách hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo năng lực và hiệu quả của Chính phủ" - đó là ý kiến của ông Vương Bình Thạnh – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang về “Chính phủ kiến tạo phát triển”.

Nghị quyết số 100/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021” có hiệu lực ngày 18/11/2016 cũng xác định rõ mục tiêu của Chương trình hành động là “Xây dựng Chính phủ kiến tạo hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả; hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân; hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”.

Phóng viên có cuộc phỏng vấn ông Vương Bình Thạnh – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về thông điệp “Chính phủ kiến tạo phát triển” của Chính phủ, và thực tiễn triển khai chủ trương này ở An Giang.

Ông Vương Bình Thạnh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

PV: Cần hiểu về nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” trong xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với tinh thần Nghị quyết 100/NQ-CP” ?

Chủ tịch Vương Bình Thạnh: Phải nói, trong thời gian qua, Chính phủ nhiệm kỳ mới, đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề ra nhiều chủ trương, chương trình hành động để thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, củng cố bộ máy của Chính phủ từ Trung ương đến địa phương với mục đích chuyển từ Chính phủ điều hành bằng mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ phục vụ. Xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển” vì sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân là thông điệp xuyên suốt quan trọng đặc biệt trong nhiệm kỳ mới của Chính phủ.

Chính phủ kiến tạo phát triển trong trong xây dựng tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 100/NQ-CP của Chính phủ được hiểu: Chính phủ với vai trò quản lý, điều hành nhà nước, vận hành tổ chức máy của Chính phủ phải thường xuyên tư duy, hiến kế, đề ra những định hướng, sáng kiến, hoạch định cơ chế, chính sách, quyết sách … tạo mọi điều kiện cho sự phát triển mọi mặt đời sống, văn hóa, kinh tế, xã hội … của đất nước, cải thiện đời sống của Nhân dân; tất cả hoạt động của Chính phủ để đạt được mục tiêu cuối cùng là mang đến lợi ích cho Nhân dân, thể hiện đúng bản chất Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; Chính phủ phải tạo điều kiện để dân giàu, thì đất nước mới mạnh, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, thực hiện tốt quy chế, quy tắc dân chủ, công bằng, văn minh.

Để thực hiện tốt “Chính phủ kiến tạo phát triển” trong xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với tinh thần Nghị quyết 100/NQ-CP, theo tôi cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Thứ nhất: Quyết tâm cao độ trong toàn hệ thống hành chính từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện ,cấp xã; biến những chủ trương, chính sách của “Chính phủ kiến tạo phát triển” trên giấy được triển khai áp dụng vào thực tế một cách đầy đủ nhất, hiệu quả nhất, chất lượng nhất.

- Thứ hai: Về thủ tục hành chính và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ kiến tạo phát triển trước tiên Chính phủ phải thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước, là “người lái thuyền”, Chính phủ không trực tiếp “chèo thuyền”.

Chính phủ kiến tạo phát triển phải là một Chính phủ tuân thủ pháp luật tuyệt đối; Chính phủ quản lý Nhà nước bằng Hiến pháp, phát luật; Chính phủ phải tạo điều kiện để người dân được làm những gì pháp luật không cấm; Chính phủ chỉ được điều hành làm những gì pháp luật có quy định, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức phát huy mọi tiềm lực xã hội.

Chính phủ chỉ đảm nhận những ngành, lĩnh vực mà tư nhân không làm được hoặc không có khả năng đầu tư, để Chính phủ tập trung nguồn lực cho đảm bảo quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, duy trì an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện đầy đủ các chính sách đảm bảo an sinh xã hội.

Các ngành nghề kinh doanh khác, Chính phủ tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tư nhân phát triển càng nhiều càng tốt, tạo được càng nhiều nguồn thu cho ngân sách, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường giao thông, tái cơ cấu lại để phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong điều kiện mới.

Chính phủ chỉ đạo, định hướng, cho chủ trương, đẩy mạnh cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với các đơn sự sự nghiệp công lập; đẩy mạnh xã hội hóa đối với các dịch vụ như: vệ sinh môi trường, cho mở rộng các loại hình dân lập, tư thục, hợp tác công – tư đối với lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học và  công nghệ, thể dục thể thao, du lịch (trường học tư, bệnh viện tư, các điểm ca hát, khu vui chơi, giải trí, các điểm ăn uống sinh thái, v.v…).

Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế, ban hành các cơ chế, chính sách pháp luật, định hướng, kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, tập trung cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính (giảm giấy tờ, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, cơ quan hành chính phối hợp liên thông để cùng phối hợp chặt chẽ giữa nhiều cơ quan hành chính các cấp trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức); tạo mọi điều kiện cần thiết, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu, lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi nhất để các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân phát huy mọi tiềm năng phát triển, có đủ yếu tố, điều kiện để công việc sản xuất, kinh doanh được thực hiện một cách dễ dàng; từ đó vươn lên thực hiện được các ước mơ, hoài bão của mình. Khi người dân có điều kiện để mưu cầu hạnh phúc, vươn lên thực hiện được ước mơ, có đủ khả năng làm chủ cuộc sống, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống tốt đẹp, thì đó chính là sự phát triển quan trọng nhất, thực chất nhất và bền vững nhất.

- Thứ ba: Về tổ chức bộ máy hành chính.

Xây dựng tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thật tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đủ trình độ, năng lực, thiết lập trật tự kỷ luật, kỷ cương hành chính, lề lối làm việc, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ là điều kiện đầu tiên để thực hiện thành công công cuộc cải cách hành chính nhà nước.

Chính phủ có phương cách quản lý Nhà nước thích hợp, kiến tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân phát huy mọi tiềm năng phát triển.

Thể chế hóa các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính nhà nước các cấp, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, không trùng lắp, chồng chéo chức năng nhiệm vụ, đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, cấp trên tập trung tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm cấp dưới đối với nhiệm vụ đã phân cấp; xóa bỏ triệt để cơ chế xin cho để công tác quản lý đạt hiệu quả cao nhất, thực hiện tốt tinh giản biên chế gắn với cải cách chế độ công vụ, công chức.

Bộ máy Chính phủ trong sạch, liêm chính, không có tham nhũng, lãng phí, thực hiện tốt cải cách hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo năng lực và hiệu quả của Chính phủ.

Chính phủ kiến tạo phát triển là một Chính phủ mà các quyết sách, chính sách pháp luật ban hành phải minh bạch, chịu trách nhiệm giải trình trước nhân dân.

Tập trung việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước, hiện đại hóa nền hành chính nhà nước , xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử theo xu thế hội nhập quốc tế.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, giám sát, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nhũng nhiễu, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, phải tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết 100 bằng cách xây dựng kế hoạch cụ thể cho các chương trình hành động, vừa triển khai, vừa tổng kết đánh giá sát sao từng chương trình về tiến độ, thời gian, chất lượng, hạn chế yếu kém, trên cơ sở rút kinh nghiệm, nâng dần chất lượng, hiệu quả.

Tôi rất hy vọng là Chính phủ nhiệm kỳ mới với người đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ lãnh đạo các Bộ, ban ngành, địa phương thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ “Chính phủ kiến tạo phát triển”.

 (Còn nữa)

Tin nổi bật