Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thực hư việc người ngoài hành tinh xây dựng 'thành phố cổ’ trên sao Hỏa

(DS&PL) -

Sao Hỏa có thể là quê hương của một nền văn minh cổ đại nếu các bức ảnh từ một thợ săn UFO nổi tiếng cho thấy tàn tích trên hành tinh Đỏ được chứng minh là đúng.

Sao Hỏa có thể là quê hương của một nền văn minh cổ đại nếu các bức ảnh từ một thợ săn UFO nổi tiếng cho thấy tàn tích trên hành tinh Đỏ được chứng minh là đúng.

Hình ảnh được cho là tàn tích của thành phố trên sao Hỏa. Ảnh: UFO Sightings Daily

Các nhà lý thuyết âm mưu đã cố gắng tìm kiếm mọi bằng chứng nhằm chứng minh Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã “nói dối” công chúng về sự sống trên sao Hỏa. Mới đây, một thợ săn vật thể bay không xác định (UFO) đã tiết lộ một số hình ảnh kỳ lạ, cho rằng đó là cấu trúc cổ xưa trên hành tinh Đỏ. Thực chất, hình ảnh được chụp bởi chính vệ tinh của NASA, cho thấy cấu trúc cổ xưa được chạm khắc bằng đá.

Trong bức ảnh kèm chú thích, các bức tường trông như thể chúng là một phần của pháo đài. Thợ săn người ngoài hành tinh nổi tiếng Scott C Waring cho biết đây là bằng chứng “100%” về cuộc sống đã từng tồn tại trên sao Hỏa. Ông viết trên blog UFO Sightings Daily: “Tôi đã tìm thấy rất nhiều cấu trúc cổ xưa trong một bức ảnh sao Hỏa ngày nay. Những cấu trúc này dài và gần giống như các bức tường, nhưng thực chất là những tòa nhà. Tôi cũng phát hiện một khuôn mặt được chạm khắc trên đỉnh, nhưng rất cổ, rất khó để nhìn thấy chi tiết”.

"Đây là bằng chứng 100% rằng nền văn minh cổ đại đã từng phát triển trên bề mặt sao Hỏa, và NASA không muốn mọi người biết về nó".

Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra hoài nghi về tuyên bố này. NASA đã nhiều lần khẳng định rằng “thành phố” và những phát hiện tương tự khác chỉ là tác động của pareidolia - một hiện tượng tâm lý khi não bộ “đánh lừa” để mắt nhìn thấy những vật thể thân thuộc trong hình dạng hoặc mô hình kết cấu lạ, chẳng hạn như bề mặt đá, cho dù trong thực tế chúng không tồn tại.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Express)

Tin nổi bật