Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thực hư công dụng chữa được bách bệnh của nấm linh chi

(DS&PL) -

Hiện có rất nhiều quảng cáo về tác dụng chữa trị bách bệnh của nấm linh chi, nhất là tác dụng chữa ung thư. Vậy đâu là sự thật?

Hiện có rất nhiều quảng cáo về tác dụng chữa trị bách bệnh của nấm linh chi, nhất là tác dụng chữa ung thư. Vậy đâu là sự thật?

Rất nhiều bệnh nhân ung thư và cả người khỏe mạnh đang mua nấm linh chi với giá hàng triệu đồng/kg về sử dụng thường xuyên như thần dược trị bách bệnh.

Vậy thực hư về lợi và hại khi sử dụng loại nấm đắt tiền này cho người bệnh ung thư là gì? Sự thật có đúng như lời đồn thổi từ các thông tin tràn lan trên thị trường hay không?

Nấm linh chi chữa được bách bệnh?

Nấm linh chi là dược liệu quý được dùng làm thuốc để chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Về mặt y học cổ truyền, nấm linh chi là thành phần quan trọng trong nền y học lâu đời của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước châu Á khác. Nấm linh chi thường được sử dụng để tăng cường năng lượng, kích thích hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe.

Nấm linh chi là một loại thực phẩm chức năng bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.

Về mặt y học hiện đại, các thành phần có tác dụng chữa bệnh của nấm linh chi bao gồm Polysaccharides beta-glucan và Triterpenes. Hiện nay, có những nghiên cứu chiết xuất hai thành phần này của nấm linh chi dùng trị liệu ung thư trên mô hình tế bào nuôi cấy, động vật thí nghiệm và lâm sàng trên người.

Tuy nhiên, mọi kết quả lạc quan thu được đều ở mức độ thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Thực tế về tác dụng điều trị thực tế của nấm linh chi trên người có rất ít nghiên cứu lâm sàng.

Một vài nghiên cứu lâm sàng tại Trung Quốc công bố kết quả tích cực. Tuy nhiên, những nghiên cứu này được cho là không đáng tin cậy vì có tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và cách thức chiết xuất hoạt chất không được chuẩn hóa.

Trước nỗ lực nhằm đánh giá tác dụng chống ung thư của nấm linh chi khi kết hợp với hóa trị và xạ trị, một số nghiên cứu cho thấy kết quả khả quan, tuy nhiên phương pháp thực hiện còn tồn tại nhiều vấn đề :

- Các hoạt chất chiết xuất không được kiểm chứng bằng nghiên cứu lâm sàng.

- Kết quả đáp ứng điều trị chỉ thể hiện ở các thông số trong tế bào máu mà không phải kết quả cuối cùng như số lượng người sống và thời gian sống sau điều trị, có tái phát bệnh hay không.

- Thành phần hoạt chất từ nấm còn lẫn tạp chất dẫn đến gây nhiễu kết quả điều trị.

Các tác dụng phụ của nấm linh chi

Tuy có rất nhiều lợi ích, việc sử dụng loại nấm thần kỳ này cũng cần cẩn thận. Những người huyết áp thấp, những người đang điều trị bệnh tăng huyết áp, hoặc những người phải phẫu thuật không nên dùng linh chi.

Nấm linh chi không chứa độc chất nhưng có vài trường hợp xảy ra tác dụng không mong muốn hay xảy ra tương tác chéo giữa chúng khi dùng kèm các loại thuốc điều trị.

Điển hình là một bệnh nhân nữ 47 tuổi mắc tâm thần phân liệt đã bị viêm gan tối cấp sau 2 tháng dùng nấm linh chi viên con nhộng với liều 400 mg. Các kết quả điều tra ghi nhận do hoạt chất trong nấm linh chi gây viêm gan tối cấp trên bệnh nhân này. Một trường hợp khác ghi nhận việc dùng viên nén nấm linh chi dẫn đến tình trạng gầy yếu, chán ăn hoặc gây độc gan.

Trong một báo cáo khác, các tác giả công bố nấm linh chi có thể gây tiêu chảy mạn tính. Ngoài ra, các nghiên cứu về tương tác thuốc cũng được ghi nhận, chiết xuất từ nấm linh chi có thể ảnh hưởng đến nồng độ các loại thuốc cùng chuyển hóa qua men P450 tại gan bằng cách ức chế hoạt động của men này và giảm hiệu quả của thuốc hóa trị. Cũng bằng cơ chế này, chiết xuất từ linh chi gây tăng nguy cơ chảy máu khi dùng chung với các thuốc chống đông máu hay thuốc chống kết hợp tiểu cầu và làm giảm hiệu quả của thuốc ức chế miễn dịch.

Tác dụng điều trị của nấm linh chi chủ yếu là về mặt tinh thần

Tác dụng điều trị của nấm linh chi đang bị thổi phồng từ một số ít kết quả nghiên cứu, dù chúng chỉ tuyên bố thành công trên tế bào nuôi cấy hay động vật trong phòng thí nghiệm. Trong khi đó, một số nguồn tin thường mượn danh khoa học, giật tít mập mờ “các nhà khoa học đã chứng minh” để đăng tin tràn lan rằng nấm linh chi có thể trị khỏi ung thư, khơi gợi niềm tin vội vàng ở người đọc, dẫn đến chi tiền mua dùng vô tội vạ.

Trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng: "Bản chất nấm linh chi giống như một loại thực phẩm chức năng bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Thực tế cho thấy, không có loại thuốc nào có tác dụng chữa bách bệnh và linh chi lại càng không phải là thuốc.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Tác dụng bổ dưỡng kèm sự hiếm có khiến nấm linh chi có giá trị thương mại cao. Nó trở thành món quà biếu được ưa chuộng của những người khá giả. Trừ một vài trường hợp đặc biệt thì đa số người dùng đều không lo có tác dụng phụ hay nguy hại rõ ràng.

Chẳng hạn như nọc rắn, có tác dụng chữa bệnh còn cao hơn cả linh chi và cũng rất quý, nhưng nếu dùng không cẩn thận sẽ trúng độc ngay. Do vậy người dùng sẽ chuyển sang những loại thực phẩm bổ dưỡng quý hiếm có tính chất ôn hòa hơn như nấm linh chi, nhân sâm, tổ yến, đông trùng hạ thảo...

Nếu có một chút tăng tiến về sức khỏe sau khi dùng nấm linh chi đều sẽ được người dùng cảm nhận vô cùng thần kì. Đó là do tác động to lớn về mặt tinh thần. Về khía cạnh này thì linh chi đúng là một loại "thần dược" thực sự".

TS. Thịnh cho rằng người tiêu dùng nên mua linh chi với sự hiểu biết về tác dụng thực tế của nó thay vì tin vào những lời quảng cáo phóng đại của người bán. Và dù có đủ khả năng kinh tế để mua được nhiều nấm linh chi thì cũng không nên lạm dụng dùng quá nhiều vì cái gì cũng có mặt trái của nó.

Minh Khôi

Tin nổi bật