Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6

(DS&PL) -

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sáng nay (29/6), Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2015 trực tuyến với các địa phương.

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sáng nay (29/6), Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2015 trực tuyến với các địa phương.

Sáng nay, Chính phủ đã bắt đầu phiên họp thường kỳ tháng 6, để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và từ đầu năm đến nay, tình hình thực hiện Nghị quyết số 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Do đây là phiên họp giữa năm nên, lãnh đạo của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tham dự phiên họp trực tuyến.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 6/2015. (Ảnh: VGP).

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tiếp tục tăng thấp ở mức 0,35\% so với tháng trước, đưa chỉ số giá tiêu dùng nửa đầu năm nay tăng 0,86\%. Trong 10 năm qua, đây là thời kỳ chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cơ bản giữ được ổn định liên tục và tăng thấp, nhờ đó kinh tế vĩ mô đã giữ được sự ổn định trong nhiều quý. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước quý II, ước đạt 6,44\%, cao hơn mức tăng 6,08\% của quý I. Tính chung trong nửa năm qua, Tổng sản phẩm trong nước tăng 6,28\%, cao hơn nhiều so mức tăng trưởng của cùng kỳ 5 năm trở lại đây.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, tốc độ tăng trưởng 6,44\% của quý II và của cả nửa năm qua là 6,28\% đã cho thấy, nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi và đang lấy lại đà tăng trưởng cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ. Còn khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tiếp tục giảm sút tới trên 11\% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhìn chung, khu vực dịch vụ vẫn đạt tăng trưởng khá, cao hơn so với năm ngoái. Còn khu vực công nghiệp, xây dựng tiếp tục phục hồi và ước đạt tăng trưởng tới gần 10\% cao hơn nhiều so với 4 năm gần đây.

Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm ước đạt gần 78 tỷ USD, tăng hơn 9\% nhưng vẫn thấp hơn mức tăng của năm ngoái là gần 15\%. Nguyên nhân là do sự sụt giảm về lượng cũng như giá xuất khẩu của một số nông sản và nhiên liệu, khoáng sản. Đây đều là những mặt hàng chủ lực của khu vực doanh nghiệp trong nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm nay trên 6,2\%, cần phải nâng sản lượng khai thác dầu thô trong thêm 400.000 tấn so với 15,6 triệu tấn của năm ngoái. Nguyên nhân là do giá dầu thô giảm.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, tình hình kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm tiếp tục ổn định và phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, mặc dù vẫn còn những khó khăn, yếu kém. Trong đó, Tổng sản phẩm trong nước đạt 6,28\%. Tuy nhiên, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ và Lãnh đạo các địa phương cần tìm ra các giải pháp cụ thể, tránh chung chung, để 6 tháng cuối năm đạt tốc độ tăng trưởng bằng, hoặc cao hơn nửa năm qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các Bộ, ngành và địa phương cần tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia như Nghị quyết 19 đã đề ra. Nếu không thực hiện được các mục tiêu mà Nghị quyết 19 trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì nền kinh tế khó đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững. Thủ tướng đề nghị lãnh đạo của 13 Bộ, cơ quan và 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 19 cần phải ban hành ngay Kế hoạch này để cụ thể hóa cách thức thực hiện Nghị quyết và dự kiến kết quả đạt được.

Trong phiên họp sáng nay, lãnh đạo các địa phương đều đánh giá cao Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành tích cực để tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Các địa phương cũng đề nghị Chính phủ đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 19, cũng như hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là sớm ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành một loạt các đạo luật sẽ có hiệu lực từ 1/7 tới đây. Chiều nay, Chính phủ sẽ tiếp tục phiên họp thường kỳ tháng 6.

Theo VTV

Tin nổi bật