Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thổ Nhĩ Kỳ tìm tới S-400 của Nga vì bất mãn với cách đánh IS của NATO?

(DS&PL) -

Nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, chiến lược chống IS của NATO tại Syria đang là rào cản cho sự hợp tác của Ankara.

Nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, chiến lược chống IS của NATO tại Syria đang là rào cản cho sự hợp tác của Ankara.

Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Sputnik

Ankara sắp đạt thỏa thuận chuyển giao hệ thống phòng không S-400 của Nga, một nỗ lực nhằm tăng cường năng lực quân sự của nước này trong thời điểm phải tham gia vào hoạt động chống khủng bố ở trong và ngoài nước, nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ Yusuf Beyazit chia sẻ với Sputnik:

"Chúng tôi hy vọng rằng, khi thỏa thuận phù hợp với lợi ích quốc gia của chúng tôi được ký, hệ thống phòng không S-400 sẽ tăng cường năng lực quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ".

Hệ thống phòng không S-400 Triumf mà NATO gọi là SA-21 Growler được phát triển bởi nhà thầu quân sự Almaz-Antey. Hệ thống này có thể đánh chặt tất cả các phương tiện đường không hiện đại, bao gồm cả tiêm kích thế hệ 5 cũng như các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo với tầm hoạt động tối đa gần 400km.

Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư phát triển một hệ thống phòng không ưu việt, "đặc biệt chú trọng tới tên lửa tầm xa", ông Beyazit nói, "Tôi muốn nhấn mạnh rằng mục tiêu của chúng tôi là phát triển và mở rộng năng lực quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Việc chuyển giao các hệ thống phòng thủ chống tên lửa và máy bay liên quan trực tiếp tới mục tiêu ấy".

Là thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm tới việc phối hợp những nỗ lực ấy với khối quân sự do Mỹ dẫn đầu nhưng chiến lược chống IS của Washington đang là rào cản cho sự hợp tác, ông Beyazit nhấn mạnh.

"Thổ Nhĩ Kỳ đang chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố trong khi các thành viên của NATO không những không trợ lực thích đáng cho Ankara, mà còn cân nhắc khả năng hợp tác với những tổ chức khủng bố như đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD) và các đơn vị Tự vệ Nhân dân (YPG)", ông Beyazit nói.

Ankara coi tất cả những nhóm có liên hệ với đảng Công nhân người Kurd (PKK), bao gồm PYD và YPG là những tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc lại phụ thuộc vào các chiến binh này trong chiến dịch chống khủng bố ở Syria, một thực tế khiến Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng.

"Thổ Nhĩ Kỳ đã nỗ lực hết mình để đối phó với các nhóm khủng bố, gồm cả FETÖ, PKK, PYD và YPG. Nhưng trên hết, Thổ Nhĩ Kỳ đang chiến đấu chống lại IS. Tuy nhiên, một vài nước lại nói rằng họ định phối hợp với PYD và YPG. Chiến lược tiêu diệt một nhóm khủng bố bằng cách tăng cường quan hệ với một nhóm khủng bố khác là điều không thể chấp nhận được".

Ông Beyazit nói thêm rằng, NATO "có nghĩa vụ" bảo vệ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và giúp Ankara đối phó với những mối đe dọa từ bên ngoài: "Tôi hy vọng rằng các đối tác của chúng tôi ở NATO sẽ bỏ qua những tiêu chuẩn kép liên quan tới Thổ Nhĩ Kỳ và thực hiện các hoạt động của mình theo lẽ thông thường".

Liên quan tới cuộc khủng hoảng kéo dài tại Syria, nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh rằng: Các bước đi chung với Nga phù hợp với lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tin nổi bật