Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thiếu hụt tên lửa, lưới phòng không Ukraine nguy cơ bị Nga “bóp nghẹt”

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Tên lửa dành cho một số hệ thống phòng không của Ukraine được cho là có thể đứng trước nguy cơ cạn kiệt vào cuối tháng 3.

Washington Post dẫn thông tin từ các quan chức giấu tên Mỹ mới đây cho biết, đại diện của Ukraine đã đưa ra cảnh báo về việc nước này đang thiếu hụt tên lửa phòng không trong một hội nghị an ninh vào tháng 2. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống ở các trung tâm đô thị Ukraine.

Một quan chức tiết lộ thêm rằng, thay vì cố gắng bắn hạ 4 trong số 5 tên lửa của Nga như hiện nay, lực lượng phòng không Ukraine sẽ chỉ đủ khả năng để bắn hạ 1 trong 5 tên lửa này vào cuối tháng 3 tới.

Nga đã thực hiện một chiến dịch tên lửa và máy bay không người lái quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu quân sự, các cơ sở phức hợp công nghiệp-quốc phòng và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine kể từ mùa thu năm 2022. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết mục đích của các cuộc tấn công là nhằm “phá hủy tiềm lực quân sự Ukraine”.

Lưới phòng không Ukraine nguy cơ bị Nga “bóp nghẹt” vì thiếu hụt tên lừa. Ảnh: Pravda

Ngày 13/3, Bộ Quốc phòng Nga tuyến bố đã xóa sổ một hệ thống phòng không Patriot do Mỹ cung cấp cho Ukraine ở khu vực Kharkov. Tuần trước, cơ quan này cũng từng công bố một đoạn video về cuộc tập kích thành công vào hệ thống phòng không S-300 thời Liên Xô được Ukraine triển khai tại khu vực Donetsk.

Các quan chức Mỹ trong cuộc phỏng vấn với Washington Post cũng đã cảnh báo về "sự sụp đổ thảm khốc của các phòng tuyến Ukraine trong tình huống xấu nhất và khả năng xảy ra thương vong lớn" nếu Kiev không nhận được thêm hỗ trợ quân sự từ Washington.

Mỹ đến nay vẫn là quốc gia phương Tây viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine và vẫn liên tục cam kết ủng hộ Kiev đến chừng nào còn cần thiết. Tuy nhiên, sự phản đối của các nghị sĩ đảng Cộng hòa theo đường lối cứng rắn đã làm dấy lên hoài nghi về khả năng Washington duy trì nguồn hỗ trợ dành cho Kiev.

Tháng 10 năm ngoái, Tổng thông Joe Biden đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ một dự luật ngân sách bao gồm gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD dành cho Ukraine. Thượng viện Mỹ gần đây thông qua dự luật bao gồm khoản viện trợ nói trên. Tuy nhiên, dự luật sau đó không thể thông qua tại Hạ viện khi vấp phải sự phản đối của các thành viên đảng Cộng hòa đang chiếm phần đa và nắm quyền kiểm soát cơ quan này.

Đến ngày 14/3 vừa qua, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson bất ngờ nói với các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa rằng Hạ viện sẽ sớm chuyển cho Thượng viện dự luật về viện trợ bổ sung cho Ukraine sau nhiều tuần trì hoãn.

Tuy nhiên, dự luật viện trợ mà ông Johnson đề cập đến dường như sẽ rất khác gói viện trợ nước ngoài mà Thượng viện thông qua tháng trước. Ông đề cập đến ý tưởng viện trợ dưới dạng cho vay hoặc chương trình cho thuê để đảm bảo không xảy ra việc người dân Mỹ bỏ ra hàng chục tỷ USD mà không nhận lại được gì.

Phương Uyên (Theo RT)

Tin nổi bật