Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thị trấn kỳ lạ trên thế giới: Không nhận chôn cất người sinh sống tại địa phương

(DS&PL) -

Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tất yếu của tạo hóa nhưng trên thế giới có duy nhất một nơi đặc biệt không nhận chôn chất người địa phương.

Đó là thị trấn Longyearbyen, quần đảo Svalbard, cách đại lục châu Âu 400 dặm về phía bắc, nằm giữa Na Uy và Bắc Cực.

Thị trấn Longyearbyen, quần đảo Svalbard. Ảnh: Ifeng

Năm 1596, một đoàn thám hiểm người Hà Lan đã khám phá ra quần đảo phủ đầy tuyết này và nhận thấy nơi đây rất giàu tài nguyên khoáng sản.

Sau khi tin tức được lan truyền, nó không chỉ gây ra một cuộc chiến tranh giành lãnh thổ, mà còn thu hút mọi người đến đây để nghiên cứu, khai thác. Họ săn bắt cá voi, gấu Bắc Cực và phá vỡ nghiêm trọng sự cân bằng sinh thái của địa phương.

Với sự cạn kiệt dần tài nguyên khoáng sản của Với sự cạn kiệt dần tài nguyên khoáng sản, con người đã lần lượt rời khỏi đây và chỉ còn lại thị trấn trung tâm Longyearbyen.

Để cứu lấy ngôi nhà của họ, những người ở lại đã đặt ra các quy định và các biển báo có thể thấy đầy trên các đường phố và ngõ hẻm của Longyearbyen: Không xả rác, không săn bắn, không làm kinh động chim thú, không hái hoa,... Đặc biệt trong số đó, không được phép chôn cất vì lý do bảo vệ môi trường.

Nguyên nhân là bởi ở đây lạnh giá quanh năm và nhiều nơi đóng băng vĩnh cửu nên trong môi trường như vậy, xác chết khó bị phân hủy. Ngoài ra, virus sinh ra từ xác chết cũng có thể được đông lạnh và bảo quản. Một khi các lớp băng tan chảy sẽ khiến virus lây lan và mang đến thảm họa ngoài sức tưởng tượng.

Ở thị trấn Longyearbyen cũng có một nghĩa trang nhỏ nhưng đã ngừng nhận thi thể mới cách đây 70 năm.

Nghĩa trang ở Longyearbyen đã không nhận thi thể mới từ cách đây 70 năm. Ảnh: Ifeng

Cùng với điều kiện y tế nghèo nạn ở Longyearbyen, người dân nơi đây khi ốm nặng, thậm chí là bệnh nan y, họ phải trở lại các bệnh viện ở Na Uy để điều trị hoặc chôn cất nếu không may qua đời. Phụ nữ có thai cũng phải rời khỏi nơi này một tháng trước khi sinh nở.

Trên thực tế, không có quy định của địa phương nào cấm việc sinh và chết ở đây. Tuy nhiên, để bảo vệ vùng đất thuần khiết này, con người chỉ có thể tồn tại với tư cách là người qua đường, còn chủ nhân thực sự thuộc về động vật hoang dã ở đây.

Số lượng gấu bắc cực ở Svalbard còn nhiều hơn dân số địa phương. Ảnh: Ifeng

Quần đảo Svalbard rộng hơn 60.000 km2 với khoảng hơn 3.000 người sinh sống. Riêng tại thị trấn Longyearbyen là 1.800 người.

Trong khi đó, người ta ước tính có khoảng 5.000 con gấu Bắc Cực sinh sống trên đảo, cũng như vô số cáo bắc cực, tuần lộc, cá voi và nhiều loài chim khác nhau.

Điều này cũng khiến Svalbard trở thành một trong số ít nơi trên thế giới có số lượng động vật vượt qua con người.

Những người đến Svalbard tham quan hoặc sinh sống tại đây trước hết phải học một khóa học và cách đối phó với gấu Bắc Cực trong những trường hợp khẩn cấp và điều tiên quyết là không được săn giết.

Thực tế, ở đây rất ít xảy ra các vụ động vật tấn công con người, thậm chí có thể ngắm nhìn người mà chúng bắt gặp trong trạng thái ung dung nhất.

1/3 thời gian trong năm ở Svalbard là buổi tối. Ảnh: Ifeng

Ngoài ra, hiện tượng đêm địa cực ở Svalbard kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau trong thời gian tối đa là 128 ngày. Điều đó có nghĩa một phần ba thời gian mỗi năm ở đầu luôn trong tình trạng buổi tối.

Cũng do không có ánh sáng mặt trời kéo dài nên cư dân ở đây phải uống vitamin D bổ sung quanh năm.

Hiện tượng cực quang xuất hiện thường xuyên ở Svalbard. Ảnh: Ifeng

Hoa Vũ (Theo Ifeng)

Tin nổi bật