Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thấy quán cà phê của mẹ vắng khách, bé trai có hành động khiến tất cả bật cười vì quá đáng yêu

(DS&PL) -

Dù nhỏ tuổi nhưng bé trai này vô cùng hiểu chuyện, biết cách giúp đỡ mẹ khi thấy công việc làm ăn không mấy thuận lợi.

Mới đây, câu chuyện cực đáng yêu về một bé trai 8 tuổi được người mẹ chia sẻ đã trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng.

"Mình mở quán cà phê, quán hơi vắng khách và đây là tờ giấy note con trai mình 8 tuổi, viết dán ngay cột trước cổng quán cafe của mình", người mẹ chia sẻ lên trang cá nhân.

Cụ thể, khi thấy quán cà phê của mẹ vắng khách, cậu bé đã viết tấm bảng quảng cáo giúp mẹ với nội dung như sau: "Uống thử đi, ngon lắm. Làm ơn uống thử đi".

Có thể thấy, câu chữ dù ngây thơ nhưng chứa đựng tình yêu thương bao la dành cho người mẹ. Chắc hẳn người mẹ vô cùng tự hào và ấm lòng khi có được cậu con trai hiểu chuyện và giàu lòng yêu thương như vậy.

Ngay sau khi hình ảnh này xuất hiện trên mạng xã hội lập tức nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Ai nấy đều không khỏi thích thú trước sự đáng yêu của cậu bé.

Một số bình luận đáng chú ý:

"Mọi người nhớ đến ủng hộ cậu bé và mẹ để họ đắt khách nha";

"Em bé đáng yêu quá, mới 8 tuổi mà đã hiểu chuyện và biết giúp đỡ mẹ như thế rồi";

"Mẹ đang buồn vì quán ế khách nhưng đọc được mẩu giấy này thì lại vui vẻ ngay mà thôi";

"Đọc mấy dòng nhắn tin của bé trai mà thấy ấm áp nguyên ngày".

Cách cha mẹ giao tiếp giúp trẻ hiểu chuyện và thông minh

1. Dành nhiều thời gian trò chuyện, gần gũi với trẻ

Phụ huynh nên dành nhiều thời gian chơi với con, tâm sự với con, quan tâm đến những sở thích hay vấn đề của trẻ. Quan trọng hơn cả cha mẹ nên lắng nghe những gì con muốn nói. Khi thật sự hiểu con, phụ huynh sẽ khám phá được nét tính cách độc đáo của con mình. Đồng thời đứa trẻ cũng sẽ học hỏi được sự lắng nghe, quan tâm và thấu hiểu người khác từ bố mẹ.

2. Tập trung vào hành vi của trẻ

Thay vì chỉ khen cho có, hoặc mắng con hư 1 cách chung chung, cha mẹ nên dành thêm thời gian tập trung vào hành vi cụ thể của trẻ. Điều đó sẽ tác động đến con nhiều hơn. Ví dụ như khi chơi xong, con biết thu gọn đồ chơi. Thay vì chỉ khen "con ngoan lắm", cha mẹ có thể nói "chơi xong biết thu dọn đồ là rất ngoan, mẹ khen ngợi hành động đó của con". 

3. Tận dụng cảm giác hối lỗi, áy náy của trẻ

Khi con làm sai, cha mẹ chỉ trích nặng lời, hay bêu xấu hành động của trẻ khiến chúng xấu hổ chỉ làm tồi tệ thêm sự việc. Giáo sư tâm lý học Adam Grant cho rằng, sự xấu hổ của trẻ khiến chúng nông nổi hơn. Con sẽ dễ có hành động sai trái khác để lấp liếm, hoặc phản ứng lại suy nghĩ của người lớn về mình. Tuy nhiên cảm giác áy náy, hối lỗi của trẻ lại có thể trở thành động lực khiến con thay đổi.

Nếu con làm gì đó không đúng, cha mẹ đừng nhắc lại quá nhiều lần lỗi lầm của con, khiến trẻ xấu hổ sinh ra tâm lý phản nghịch. Hãy để con bình tĩnh, sau đó chỉ ra lỗi sai của chúng. Khi con nhận ra được hành vi của mình là chưa đúng, người lớn hãy nói cho trẻ biết chúng phải làm gì để sửa chữa lỗi lầm. Cách giao tiếp này sẽ giúp con ngoan ngoãn và vâng lời hơn.

4. Đừng cố bắt ép trẻ làm điều gì đó

Thay vì bắt con phải làm cái này, phải làm cái kia, cha mẹ hãy ngồi xuống, nhìn vào mắt trẻ và nhẹ nhàng hỏi chúng nguyên nhân vì sao con không làm điều đó. Khi con cảm thấy được tôn trọng, chúng sẽ chia sẻ suy nghĩ của bản thân cho bố mẹ hiểu. Sau đó người lớn cân nhắc suy nghĩ của con và phân tích cho trẻ hiểu đúng/sai của hành động.

5. Giúp con cảm thấy mình có ích

Cha mẹ hãy để con cái tham gia vào việc nhà ngay từ khi chúng còn nhỏ. Công việc tùy vào sức lực và độ tuổi của con. Tốt nhất là bắt đầu trong thời điểm trẻ biết đi và trước khi con học mẫu giáo. Như thế cha mẹ sẽ dạy con tính tự lập. Chúng sẽ sớm nhận biết được hành động nào đúng, hành động nào sai không được khuyến khích. Bên cạnh đó, con cũng sẽ học được cách chia sẻ công việc, giúp đỡ mọi người. Điều này mang lại cho trẻ niềm vui, sự hài lòng về bản thân chúng. Con sẽ cảm thấy mình có ích và ngày càng có nhiều hoạt động tích cực hơn.

6. Tránh việc "hối lộ" trẻ

Khi con làm sai, cha mẹ vội vàng trách mắng. Chúng òa lên khóc khiến người lớn bối rối và nhanh chóng "đầu hàng". Để con không làm loạn nữa, nhiều cha mẹ đã "hối lộ" trẻ bằng những chiếc kẹo, gói bim bim, hoặc hứa sẽ mua cái này cái kia theo ý muốn của chúng. Đây là 1 việc làm không nên.

Trẻ sẽ nhanh chóng học được cách làm nũng để ra yêu cầu với cha mẹ. Sau này nhờ con bất cứ việc gì chúng đều sẽ đòi hỏi lợi ích. Vì vậy cần dừng ngay hành động nuông chiều con như vậy để trẻ ngoan ngoãn hơn.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật