Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thầy lang phán chó lành, bệnh nhân chết tức tưởi vì lên cơn dại

(DS&PL) -

Trước thời điểm lên cơn dại 2 tháng, đang đi đường anh Đ.V.T. (39 tuổi, Ninh Bình) bị chó thả rông cắn. Khi đến thầy lang đắp thuốc, thầy phán vết cắn không phải do chó

Trước thời điểm lên cơn dại 2 tháng, đang đi đường anh Đ.V.T. (39 tuổi, Ninh Bình) bị chó thả rông cắn. Khi đến thầy lang đắp thuốc, thầy phán vết cắn không phải do chó dại nên anh đã chủ quan không tiêm phòng.

100% bệnh nhân lên cơn dại bị tử vong

BS Nguyễn Trung Cấp, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, bệnh nhân Đ.V.T. (39 tuổi ở Ninh Bình) được chuyển đến khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) đêm 3/11 trong tình trạng sợ nước, sợ gió vì lên cơn dại.

Khi không may bị chó cắn, bị vết xước chân tay khi chăm chó ốm, hãy theo dõi con chó và đến bác sĩ để được tư vấn tiêm phòng bệnh dại.

“Nhìn thấy cảnh người bệnh lên cơn dại, vật vã, kích thích, khó thở, sợ nước, sợ gió, hơi thở rít lên từng hồi... nhưng lại hoàn toàn tỉnh táo, họ biết mình sẽ chết, bác sĩ, người nhà đều đau lòng nhưng hoàn toàn bất lực. Thấy chết mà không thể cứu được. Chỉ mong quay ngược lại thời gian, bị chó cắn thay vì đến thầy lang thử vết cắn, họ nên đi tiêm phòng thì sẽ không có cái chết tức tưởi được báo trước như vậy”, BS Cấp chia sẻ.

Đáng nói, đây không phải là ca bệnh cá biệt, mà rất hay gặp ở bệnh nhân lên cơn dại được gia đình đưa đến viện.

Bệnh nhân khi bị chó cắn thay vì đi tiêm phòng đã đến thầy lang. Họ dùng một loại lá cây thử trên da (tại vết chó cắn) của người bị chó, mèo cắn. “Không hiểu họ căn cứ vào đặc điểm nào để phán con chó cắn bệnh nhân có bị nhiễm vi rút dại hay không chỉ qua vết cắn. Ngay cả với y học hiện đại hiện vẫn chưa thể chẩn đoán được liệu một người bị chó cắn thì có bị dại hay không”, BS Cấp băn khoăn.

Các bác sĩ khoa Cấp cứu không thể quên được trường hợp của cậu bé 12 tuổi ở Kiến Xương, Thái Bình cũng đã chết vì lên cơn dại, với tình trạng tương tự bệnh nhân trên. Khi bị chó nhà cắn vào bắp chân, lo lắng con chó bị dại, sau 7 ngày gia đình đã tính chuyện cho em đi tiêm vắc xin phòng dại. Tuy nhiên sợ vắc xin làm con lơ ngơ nên khi nghe mách có thầy lang có phương pháp thử, qua vết cắn có thể xác định là chó dại hay không nên đã đưa em đến thầy lang.

Khi thầy phán vết cắn không phải do chó dại, lại thêm con chó nhà vẫn chưa thấy dấu hiệu ốm, cả nhà yên tâm đưa con về, còn thịt ngay con chó để nó chừa tội cắn người. Thế nhưng, 26 ngày sau, bệnh nhi bỗng sợ nước, sợ gió, khó thở, gia đình đưa đến viện nhưng đành đau đớn đưa em về để chết.

BS Cấp cho biết, các bệnh nhân đã lên cơn dại hầu như tử vong 100%. Trước quá nhiều ca tử vong vì tin phép thử của thầy lang mà không đi tiêm phòng khi bị chó cắn, BV đã từng mời một thầy lang khá nổi tiếng vì tuyên bố chữa khỏi bệnh dại lên bệnh viện chữa cho những ca đã lên cơn dại. Thầy lang này lên chữa, cả 16 ca thì đều tử vong, đến ca thứ 17, BV mời nhưng thầy lang đã không lên.

Hãy tránh xa chó ốm

Theo BS Cấp, nhiều người vẫn có tâm lý tiếc của, thấy chó ốm, chó chết vì ốm lại bắt bán hoặc thịt ăn.

Mới đây, bệnh B. T. H. nữ 67 tuổi ở Hưng Yên bị lên cơn dại, sau khi thấy chó nhà ốm bỏ ăn liền bắt chó ốm để bán. Không may, bà bị chó cắn nhưng chủ quan không tiêm phòng và sau 3 tháng bị lên cơn dại tử vong.

Trước đó 1 tháng cũng có bệnh nhân 6 tuổi ở Yên Bái tử vong vì lên cơ dại. Nhà của bệnh nhi có ổ chó đẻ, sau đó chó mẹ bỏ đi và đàn chó con cũng dần ốm chết nhưng gia đình không để ý. Bệnh nhi yêu quý chó và thường xuyên chơi với chó nhưng sau đó con chó con cũng chết. Sau khi chó chết khoảng 4 tháng thì bệnh nhân phát bệnh dại.

BS Cấp khuyến cáo, nếu không may bị chó cắn, thì nên tiêm phòng ngay và theo dõi con chó trong khoảng 10 ngày. Nếu đến lúc đấy mà con chó vẫn bình thường, không phải chó dại thì có thể dừng tiêm. Không nên mạo hiểm chờ theo dõi chó mới tiêm bởi nhiều con chó, bệnh dại ủ bệnh từ 2 - 3 tuần mới phát bệnh, khi đó tiêm đã muộn.

Hơn nữa, vắc xin phòng dại hiện nay cũng là vắc xin mới, không có những di chứng tác động đến thần kinh như nhiều người lầm tưởng.

Xem thêm video:

[mecloud]QjidcaSDta[/mecloud]

Tin nổi bật