Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thấy gì sau việc nguyên Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị bắt giam?

(DS&PL) -

Việc khởi tố, bắt giam nguyên Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho thấy quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng.

Theo ĐBQH Phạm Văn Hoà, việc khởi tố, bắt giam nguyên Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son một lần nữa cho thấy quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng là không có vùng cấm.

Ngày 23/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam để điều tra với nguyên Bộ trưởng bộ TT&TT Trương Minh Tuấn và cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ông Nguyễn Bắc Son (trái) và ông Trương Minh Tuấn.

Trả lời PV báo Người Đưa Tin về việc ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn bị bắt giam, ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng điều này thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.

Thưa ĐBQH Phạm Văn Hoà, mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam để điều tra với cựu Bộ trưởng bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son và nguyên Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, ông đánh giá như thế nào về quyết định này?

Đây là quyết tâm trong công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước để làm rõ hành vi vi phạm pháp luật, dù người đó là ai. Xử lý vi phạm pháp luật thực tế phải không có vùng cấm, dù là ai có chức vụ, vị trí như thế nào đi chăng nữa mà vi phạm cũng phải bị xử lý.

Về việc khởi tố bắt tạm giam hai cựu bộ trưởng, đây là vấn đề vô cùng quan trọng, tôi nghĩ đã vi phạm pháp luật thì người nào cũng phải xử lý nghiêm minh.

ĐBQH Phạm Văn Hoà cho rằng việc bắt giam hai cựu bộ trưởng là một bài học cho những cán bộ đang đương chức.

Theo ông, những người cán bộ cần phải làm gì để không xảy ra những sai phạm hay những hậu quả nghiêm trọng?

Cán bộ là phải trung thực, nêu gương, gương mẫu, giữ gìn phẩm chất đạo đức trong sáng của mình. Càng làm càng phải có trách nhiệm với dân, phải thể hiện cái cốt cán, gương mẫu của một người cán bộ, một người đầy tớ trung thành với người dân. Một người đầy tớ mà tham ô, tham nhũng tiền của nhân dân, làm hại, làm lũng đoạn ngân sách của Nhà nước, tôi cho rằng phải xử lý.

Cho nên, theo tôi là một người cán bộ, dù là cán bộ có chức hay cán bộ không có chức đi nữa cũng phải thể hiện là một tấm gương trong sáng, gương mẫu, thực hiện tốt những điều Bác Hồ đã dạy, cán bộ là phải liêm khiết.

Vậy, theo ông việc cán bộ dù đương chức hay đã nghỉ hưu có phải sai phạm ở đâu thì phải xử lý ở đó?

Cán bộ dù đương chức hay đã nghỉ hưu, khi đã sai phạm vi phạm pháp luật thì dù là chức vụ cỡ nào đi nữa cũng phải xử lý nghiêm minh. Không có chuyện cán bộ nghỉ hưu thì có thể “hạ cánh an toàn”. Lúc đương chức, đương quyền tham ô, tham nhũng, nhũng nhiễu lợi ích nhóm gây thất thoát tiền tài, tiền của của nhân dân, về hưu rồi là không sao tôi nghĩ như thế là không đúng.

Theo ông, những cán bộ đang đương chức thấy gì sau sự việc nguyên Bộ trưởng Trương Minh Tuấn và cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị bắt giam và có thể nhìn vào đó để thấy được bài học gì?

Đây là bài học hết sức quý báu, rất xác đáng dành cho những ai đang đương chức, đương quyền mà có hành vi tham nhũng, lũng đoạn của nhà nước.

Bài học đó để làm gương, để làm sao những cán bộ đang làm thì phải làm cho hết mình, phải có một đạo đức, một tấm lòng trong sáng, phải có tâm, có tầm, có sự trung thực. Đặt lợi ích của Nhà nước, đặt lợi ích của nhân dân là trên hết, trên cái tôi của mình thì mới thể hiện đó là một cán bộ gương mẫu.

Đồng thời, cũng là một bài học cho các cán bộ đương chức, đương quyền nhìn vào đó để làm gương. Nếu ai đã làm sai thì cố gắng phấn đấu để sửa sai, để làm lại cho tốt hơn.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Lam
Người Đưa Tin

Tin nổi bật