Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển CMC (CIRD)

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sáng 26/6, Tập đoàn Công nghệ CMC chính thức công bố việc thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển CMC (CIRD).

(ĐSPL) - Sáng 26/6, Tập đoàn Công nghệ CMC chính thức công bố việc thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển CMC (CIRD).

Buổi lễ thành lập Viện Nghiên cứu và Phát triển CMC (CMC Institute of Research and Development – CIRD) có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cùng nhiều cơ quan, ban ngành.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Trung Chính, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết: “Trước đây, việc nghiên cứu và phát triển của các đơn vị thuộc Tập đoàn CMC mang tính phân tán. Chúng tôi gặp khó khăn vì đầu tư cho nghiên cứu phát triển mang tính dài hạn sẽ bị sức ép về đánh giá hiệu quả trong ngắn hạn.

Việc thẩm định dự án đầu tư hoặc thẩm định chiến lược công nghệ gặp nhiều khó khăn vì không có các hội đồng khoa học chuyên trách được huy động từ nhiều tổ chức trong và ngoài CMC. Xuất phát từ các nhu cầu đó và từ mong muốn tạo một môi trường nghiên cứu và phát triển, chúng tôi đã quyết định thành lập CIRD để định hướng nghiên cứu công nghệ, tổ chức thực hiện nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng các công nghệ mới nhất vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

Ông Nguyễn Trung Chính, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC

Tập đoàn Công nghệ CMS đặt mục tiêu Viện Nghiên cứu và Phát triển CMC (CIRD) sẽ là đơn vị chuyên nghiên cứu, triển khai ứng dụng vào sản xuất kinh doanh các công nghệ cao, công nghệ mới thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông (ICT) và phát triển các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, sáng tạo, có khả năng thương mại hóa để phát triển bền vững và nâng cao tính cạnh tranh cho Tập đoàn. 

Ngoài ra, Ban Lãnh đạo Tập đoàn CMC cũng kỳ vọng thông qua các công trình nghiên cứu, các chương trình hợp tác đào tạo, hội thảo, hội nghị chuyên sâu, uy tín của Viện sẽ được khẳng định ở cả trong nước cũng như quốc tế, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu CMC.

Sau khi được trao Quyết định thành lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển CMC Nguyễn Kim Cương đã công bố và ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Viện Nghiên cứu và Phát triển CMC với Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa viện Nghiên cứu và phát triển CMC với Viện CNTT&TT đại học Bách Khoa Hà Nội.

Theo thỏa thuận này, Viện Nghiên cứu và Phát triển CMC, Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông sẽ hợp tác trong các lĩnh vực: Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu ngắn hạn cho sinh viên, kỹ sư hoặc chuyên gia; Gửi các chuyên gia và sinh viên ưu tú đi đào tạo tại nước ngoài để tiếp cận tốt nhất công nghệ mới của quốc tế.

Hai viện cũng sẽ phối hợp tổ chức các chương trình khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học để từ đó lựa chọn được các sinh viên xuất sắc và các đề tài có tính thực tiễn, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng; đồng tham gia vào đề tài nghiên cứu các cấp mà trọng tâm hướng vào lĩnh vực như an ninh, an toàn thông tin, công nghệ mới 5G, SMAC; xây dựng sản phẩm tiềm năng bao gồm các sản phẩm hệ thống, sản phẩm phần cứng...

Viện Nghiên cứu và Phát triển CMC (CIRD)

Lĩnh vực hoạt động: Công nghệ thông tin và Viễn thông (ICT)
Người đại diện theo pháp luật: Tiến sỹ Nguyễn Kim Cương - Viện trưởng
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VND (Năm tỷ đồng)
Vốn hoạt động: 100.000.000.000 VND (Một trăm tỷ đồng)

Tập đoàn Công nghệ CMC được thành lập năm 1993, hoạt động trên 4 lĩnh vực chủ chốt: tích hợp hệ thống, dịch vụ phần mềm, dịch vụ viễn thông, sản xuất và phân phối thương mại.

CMC luôn là doanh nghiệp đứng đầu trong tốp những doanh nghiệp CNTT và Viễn thông hàng đầu Việt Nam với 11 công ty thành viên, liên doanh và viện nghiên cứu. Quy mô nhân sự hơn 1600 người.

Tại Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ CMC được biết đến như là một đối tác tin cậy và uy tín trong các dự án CNTT lớn về chính phủ điện tử, giáo dục, tài chính, ngân hàng, thuế, kho bạc, bảo hiểm, năng lượng.

Tin nổi bật