Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi biểu tình được hỗ trợ như thế nào?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Một trong những giải pháp của Chính phủ nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra là các hỗ trợ về thuế.

(ĐSPL) - Một trong những giải pháp của Chính phủ nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra tại một số địa phương vừa qua là các hỗ trợ về chính sách thuế.

Vừa qua, ngày 20/5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp bàn về giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật gây ra tại một số địa phương.

Một trong những biện pháp cấp bách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại và phát triển sản xuất kinh doanh là về chính sách thuế, chẳng hạn như gia hạn khai thuế, nộp thuế; miễn, giảm và hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,…

Nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 207/TB-VPCP ngày 20/5/2014 về việc giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, sớm trở lại sản xuất kinh doanh, ngày 21/5, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 6642/BTC-CST hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bị tổn thất.

Trong đó, một số giải pháp hỗ trợ về thuế đáng chú ý gồm: Thứ nhất, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp bị thiệt hại: Số thuế được gia hạn là toàn bộ số tiền thuế phát sinh đến thời điểm ngày 30/4 chưa nộp ngân sách của doanh nghiệp, liên quan đến cơ sở bị thiệt hại nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại.

Việc hỗ trợ các chính sách về thuế sẽ giúp các doanh nghiệp sớm ổn định tình hình sản xuất.

Trường hợp chưa xác định được giá trị thiệt hại thì căn cứ vào cam kết của doanh nghiệp để thực hiện việc gia hạn nộp thuế. Trong thời gian gia hạn nộp thuế (2 năm kể từ ngày hết hạn nộp thuế) sẽ không tính phí chậm nộp thuế đối với số tiền thuế được gia hạn. 

Thứ hai, miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo đó, số thuế xuất khẩu, nhập khẩu được miễn, giảm tương ứng với số thuế xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa xuất, nhập khẩu bị thiệt hại.

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa bị thiệt hại thì sẽ được hoàn tiền thuế đó.

Thứ ba, khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ bị thiệt hại mà không được bồi thường bảo hiểm. Trường hợp doanh nghiệp không còn chứng từ hoặc hóa đơn, nếu doanh nghiệp đã kê khai, gửi cơ quan thuế thì cơ quan thuế sẽ sử dụng chứng từ, tờ khai có liên quan được lưu giữ ở cơ quan thuế để giải quyết cho doanh nghiệp.

Đối với các hóa đơn mua vào mà doanh nghiệp chưa kê khai nhưng bị mất, cháy, hỏng thì doanh nghiệp phải lập bản kê những đơn vị (bên bán) cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp đồng thời cam kết về tính chính xác của các thông tin tại bảng kê.

Cơ quan thuế sẽ hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng đề nghị bên bán (trong nước) cung cấp bản chụp các hóa đơn này cho doanh nghiệp; đối với chứng từ ở khâu nhập khẩu thì cơ quan quan thuế sẽ đề nghị cơ quan hải quan cung cấp bản chụp hoặc xác nhận số thuế đã nộp.

Ngoài ra, cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp cũng sẽ liên hệ với cơ quan thuế quản lý bên bán để xác định nếu bên bán đã kê khai đầu ra đối với những hóa đơn này thì doanh nghiệp được kê khai đầu vào để khấu trừ, hoàn thuế.

Ngoài một số biện pháp hỗ trợ về thuế nêu trên, Chính phủ cũng có những giải pháp hỗ trợ khác về ngoại giao, an ninh và các quan hệ giao dịch, vay vốn nhằm giúp các doanh nghiệp bị thiệt hại nhanh chóng khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.

Tin nổi bật