Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thanh Hóa: Hàng chục công nhân nhập viện sau bữa ăn trưa

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Sau khi ăn trưa, nhóm công nhân đang làm việc thì có hiểu hiện buồn nôn và nhanh chóng được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

(ĐSPL) – Sau khi ăn trưa, nhóm công nhân đang làm việc thì có hiểu hiện buồn nôn và nhanh chóng được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Tri thức trực tuyến đưa tin, chiều 21/1, Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống (Thanh Hóa) tiếp nhận 22 bệnh nhân là công nhân làm việc tại Công ty may TNHH Dream F Thanh Hóa (đóng tại xã Minh Khôi, huyện Nông Cống) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm.

Xác nhận sự việc trên, lãnh đạo UBND huyện Nông Cống cho hay vào khoảng 14h30 cùng ngày, hàng chục công nhân đang làm việc thì có biểu hiện buồn nôn. Ngay sau đó, tất cả được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Các công nhân nhập viện sau khi ăn trưa tại công ty.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Nông Cống tiến hành thăm khám, sàng lọc và bước đầu xác định nhóm công nhân nhập viện có biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Trước đó, nhóm công nhân này cùng nhau ăn trưa tại nơi làm việc.

Đến cuối giờ chiều cùng ngày, có 4 người được xuất viện về nhà sau điều trị. Số công nhân còn lại sức khỏe đã ổn định và đang được theo dõi thêm tại bệnh viện.

Trước đó, giữa tháng 12/2016, Tuổi trẻ đưa tin về vụ việc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) tiếp nhận trên 80 công nhân Công ty TNHH một thành viên J Y Vina (huyện Giồng Trôm) nghi ngộ độc thực phẩm.

Các công nhân cho biết trước đó họ ăn trưa với hai loại đồ ăn mặn và chay.

Những người ăn mặn đều bình thường, còn những người ăn chay (thức ăn chay gồm nấm, đậu hũ) đều có dấu hiệu nóng trong người, buồn nôn, chóng mặt sau khi ăn khoảng 30 phút.

Sau khi nhập viện, các công nhân được truyền nước, chữa trị và sức khỏe đã ổn định trở lại.

Điều 6 Luật ATTP về: Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

 2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều này.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Tổng hợp

Tin nổi bật