Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tham nhũng đất đai: Những lỗ hổng bị lợi dụng để trục lợi

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, thế nhưng, hiện nay đất đai đang trở thành lĩnh vực dễ tham nhũng nhất.

(ĐSPL) - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, thế nhưng, hiện nay đất đai đang trở thành lĩnh vực dễ tham nhũng nhất. Nhiều trường hợp cho thấy, luật pháp gần như bị vô hiệu để mặc cho "quan tham" lộng hành, biến đất công thành đất tư, tùy tiện sử dụng...

Bài học xương máu

Tham nhũng đất đai diễn ra dưới nhiều hình thức, nhưng nguy hiểm nhất phải kể đến việc quan chức lạm quyền, sử dụng đất công để cấp cho người thân. Điển hình cho thực trạng trên phải kể đến vụ "quan ăn đất" xảy ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng) bị phanh phui cách đây chưa đầy chục năm.

Trong danh sách 129 trường hợp được giao đất ở khu dân cư Vụng Hương (phường Vạn Hương, Đồ Sơn), các cơ quan chức năng phát hiện có tới 34 người không có hộ khẩu ở Đồ Sơn cũng có tên xin giao đất làm nhà ở.

Đáng chú ý, trong số này có một số cán bộ công tác ở một số ban, ngành chức năng của TP.Hải Phòng. Họ là cán bộ văn phòng UBND TP.Hải Phòng, con trai và chú họ Bí thư Thị ủy Đồ Sơn Vũ Đức Vận, chị dâu Chủ tịch UBND thị xã... Thậm chí, một cán bộ của Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh do có "quan hệ" cũng được giao hơn 70m2 đất sát biển làm nhà nghỉ, hoặc chủ thầu xây dựng được ưu ái cấp gần 220m2 kinh doanh khách sạn...

Hiện nay đất đai đang trở thành lĩnh vực dễ tham nhũng nhất. (Ảnh minh họa)

Tương tự vụ việc như ở Đồ Sơn, mới đây, vụ "chia chác" đất rừng ở Bình Phước cũng đang được báo chí phản ánh. Theo đó, một số vùng rừng ở Bình Phước đã bị xé lẻ và giao cho 8 công ty cao su chuyển sang trồng cao su. Hàng chục doanh nghiệp và hơn 100 cán bộ lãnh đạo các cấp cũng "có phần". Cái gọi là "cho thuê đất" ở Bình Phước không theo tiêu chí nào và không phải ai cũng biết.

Trong báo cáo giải trình gửi Chính phủ ngày 31/10, UBND tỉnh Bình Phước khẳng định, việc cho cán bộ, công chức và vợ con của cán bộ nhận khoán, thuê đất lâm nghiệp mà báo chí nêu là có. Tuy nhiên, giải trình của UBND tỉnh Bình Phước không nêu rõ những đối tượng cán bộ nào được cho thuê đất, tiêu chí nào để cán bộ được xét cho thuê đất, cũng như có phải tất cả cán bộ đều được cho thuê đất hay chỉ một số cá nhân? Đó là chưa kể nhiều trường hợp cán bộ được "ban phát" đất rừng trồng cao su đều là lãnh đạo các sở, ngành, trưởng phòng và lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh.

Trả lời trên một tờ báo, Chủ tịch UBND tỉnh này cho biết: "Khi ký tôi cũng không biết những người này ở đâu, chỉ có danh sách còn con người tôi cũng không biết mặt". Được biết, vụ việc vẫn đang được Thanh tra Chính phủ, Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT... phối hợp với các ngành chức năng xác minh làm rõ.

Vụ việc nóng và gây dư luận mạnh nhất liên quan đến khối tài sản nhà, đất của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền và đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra, kết luận.

Tham nhũng đất đai: Liệu có phải càng chống càng tham?

Nhận định về hiện tượng tham nhũng đất đai đang có chiều hướng gia tăng, luật sư Hoàng Nguyên Hồng, cựu Chuyên viên cao cấp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, nguyên nhân bắt nguồn từ cách thức quản lý đất đai hiện nay. Theo ông Hồng, cách quản lý hiện nay là "dùng quyền", nên dẫn đến lộng quyền và tùy tiện trong việc sử dụng đất đai. Chúng ta nói, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý nhưng người dân không biết quyền của mình đến đâu. Từ đó, người dân thờ ơ, thiếu trách nhiệm quản lý và giám sát.

Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng đất đai phổ biến đó chính là công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong vấn đề đất đai chưa thực sự hiệu quả. Ngay cả ông Trần Văn Truyền, nguyên là Tổng Thanh Tra Chính phủ, một người từng được kỳ vọng sẽ là người chỉ huy trong "cuộc chiến" chống lại vấn nạn này lại "dính" những vi phạm liên quan đến nhà, đất. Dư luận đặt câu hỏi, người từng rất hùng hồn với những tuyên bố về chống tham nhũng cuối cùng lại bị xem là có dấu hiệu vi phạm về nhà, đất thì ai sẽ là người nói đi đôi với làm?

Theo luật sư Hoàng Nguyên Hồng, công tác giải quyết khiếu nại đất đai hiện nay chưa tốt. Người giải quyết khiếu nại đất đai chưa thực sự nhiệt tình và tâm huyết, mắc bệnh thờ ơ, vô cảm, làm lấy lệ và cho xong việc. Công tác giải quyết khiếu nại lại nặng về hình thức và chạy theo thành tích. Để chứng minh một vụ việc sai phạm phải mất rất nhiều công sức và thời gian. Nên nhiều người cố tình xử lý đơn thư qua loa để lấy thành tích, chạy đua theo số lượng và chiều lòng lãnh đạo, không cần quan tâm làm rõ đúng sai. Công tác xử lý đơn thư khiếu nại và tố cáo kém hiệu quả tạo điều kiện cho "quan tham" được thể tham nhũng.

Cũng bàn về vấn đề này, các đại biểu Quốc hội từng thẳng thắn chỉ ra hiện tượng, bố trí những cán bộ thiếu năng lực vào vị trí tiếp dân, giải quyết khiếu nại. Đây là một thực tế. Nhiều cán bộ chuyên môn yếu, đạo đức kém, nên công tác giải quyết khiếu nại về vấn đề đất đai rất nan giải và kéo dài không có hồi kết.

Yêu cầu kiểm tra vụ "ban phát" đất rừng cho quan chức

Liên quan đến vụ "ban phát" đất rừng cho quan chức ở Bình Phước, ngày 24/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất sản xuất nông lâm nghiệp cho các đối tượng có liên quan trên địa bàn; đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo UBND tỉnh Bình Phước thực hiện nghiêm túc văn bản số 586/VPCP-KTN ngày 24/1/2014 về việc rà soát các dự án chuyển đổi rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ. (Cổng thông tin điện tử Chính phủ).

Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Hoàng Văn Minh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận định: "Luật Đất đai sửa đổi đã có một bước chuyển khá mạnh từ hệ thống quản lý đất đai truyền thống sang hệ thống quản trị đất đai. Tuy nhiên, lĩnh vực đất đai và quản lý hành chính là lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mọi người dân trong xã hội nhưng luật pháp của chúng ta về quản lý lĩnh vực đó chưa đồng bộ và đang có những sơ hở nên việc thực thi pháp luật không nghiêm là điều dễ hiểu. Đặc biệt, khi có sai phạm xảy ra, người thực thi pháp luật luôn đưa ra những lý do, do hệ thống pháp luật chưa đầy đủ hoặc là chưa được quy định cụ thể để biện minh cho những sai phạm của mình".

Theo ông Hoàng Văn Minh, cần nhìn nhận rằng, lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý đất đai đang là những lĩnh vực có nhiều khiếu kiện và tiêu cực diễn ra khá phổ biến. Điều đáng quan tâm là tiêu cực, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ của những cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực này. Báo chí đã tốn không ít bút mực để nói về hiện tượng này nhưng đến nay xem ra vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Có thể nói đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều sai phạm trong quản lý hành chính, quản lý đất đai.

Cả nể hay vụ lợi?

Một cựu cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu cũng chia sẻ với báo Đời sống và Pháp rằng: Quan "ăn đất", cấp đất cho người thân, bạn bè, sử dụng làm "quà biếu", vấn đề vì cả nể hay vụ lợi(?). Đất đai là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, được Nhà nước kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Nhưng với nhiều người, điều này có lẽ chỉ đúng về mặt hình thức và nhận thức, còn thực tế đang diễn biến theo những chiều hướng ngược lại. Việc quản lý lỏng lẻo khiến đất đai đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng nhất".

Tin nổi bật