Tại Việt Nam, Tết Trung thu là một trong những lễ hội cổ truyền được người dân tổ chức rầm rộ nhất. Người lớn thường mua nhiều đồ chơi tặng cho con, cháu mình như: Mặt nạ, đèn ông sao, đèn lồng, trống, đầu sư tử, ông tiến sĩ giấy... để chơi trong đêm trăng rằm.
Tết trung thu ở các nước trên thế giới có gì khác nhau?
Bên cạnh đó, người ta còn tổ chức múa lân (múa sư tử) trong tiếng trống huyên náo tạo nên không khí Trung thu tưng bừng. Đoàn múa lân gồm nhiều em nhỏ đi đến trước cửa từng nhà trong thôn, xóm để trình diễn những điệu múa đẹp mắt. Trong ngày Tết Trung thu, trẻ em sẽ được phá cỗ đêm trăng ở gia đình hoặc khu xóm và tham gia chương trình văn nghệ sôi động, vui nhộn.
Dịp Trung thu, trên khắp nẻo đường của các đất nước ở châu Á, đâu đâu cũng thấy những sắc màu rực rỡ của đèn lồng, niềm hân hoan, vui sướng của trẻ nhỏ khi được bố mẹ dắt tay đón Trung thu.
Tại Hàn Quốc, tết trung thu được gọi là Chusok, theo nghĩa đen là đêm mùa thu, là đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm. Trước kia Chuseok diễn ra vào mùa thu - mùa của sự thu hoạch. Do đó, ngày lễ này còn mang ý nghĩa hội mùa.
Vào dịp quan trọng này, người Hàn Quốc sẽ được nghỉ 3 ngày (14, 15 và 16 tháng 8 âm lịch) để về nhà và tề tựu bên những người thân yêu và gửi cho bạn bè, người thân của họ những món quà xuất phát từ tấm lòng.
Tết trung thu ở các nước trên thế giới có gì khác nhau?
Trong ngày lễ Chuseok, người Hàn sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo... để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên, còn trẻ em thì mặc trang phục truyền thống như người lớn, được vui chơi và ăn bánh trung thu.
Bánh trung thu Hàn Quốc gọi là songpyeon, được làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt chứ không phải hình tròn hoặc vuông như bánh trung thu ở nhiều nước châu Á. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu với nhiều màu sắc sặc sỡ như xanh, vàng, hồng…
Tết Trung thu của Nhật Bản còn được gọi là Tsukimi, Otsukimi hoặc Jugoya.
Các cư dân trang trí đường phố bằng cỏ pampas để bảo vệ khỏi linh hồn của họ khỏi ma quỷ. Trong mâm cỗ cúng dường, họ trưng cây khoai môn đã đâm chồi non, xem đó là biểu tượng của một gia đình thịnh vượng.
Theo truyền thuyết Nhật Bản, trên Mặt trăng có một con thỏ sinh sống. Và nó giã bánh gạo mochi bằng vồ và cối. Một số người nói rằng truyện ngụ ngôn này dựa trên một câu chuyện Phật giáo.
Tết trung thu ở các nước trên thế giới có gì khác nhau?
Những người khác lại cho rằng đó là cách chơi chữ vì thuật ngữ mochizuki trong tiếng Nhật có nghĩa là "trăng tròn" nhưng cũng đồng âm với "giã mochi".
Người Nhật Bản ăn bánh gạo dango hình con thỏ trong ngày Trung Thu để có sức khỏe tốt và hạnh phúc. Ngăn xếp bánh hình kim tự tháp thường đặt 15 chiếc dango để tượng trưng cho ngày 15 của tháng hoặc 12 chiếc bánh để đại diện cho số tháng trong một năm.
Màu trắng và độ tròn của món bánh này nhằm mô phỏng vẻ đẹp của mặt trăng. Đây cũng là chủ đề thường thấy trong các món ăn kỷ niệm Trung Thu khác như soba hoặc udon.
Mọi người cũng ăn các đặc sản của mùa Thu như lang, hạt dẻ, đậu, khoai môn, đậu nành và rượu sake. Khi không nhìn thấy mặt trăng, lễ hội Trung Thu năm đó được gọi là Mugetsu (không có trăng) hoặc Ugetsu (trăng mưa). Nhưng lễ kỷ niệm vẫn diễn ra bình thường, bao gồm nhiều nghi thức như pha trà, đọc thơ và biểu diễn trống.
Trung Quốc
Tại Trung Quốc, tết trung thu có từ thời Đường Huyền Tông, vào đầu thế kỷ thứ 8. Ban đầu người Trung Quốc chỉ uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết ngắm trăng. Sau này, Trung thu là tết đoàn viên vì người Trung Quốc rất xem trọng sự sum họp của gia đình trong dịp này.
Vào Trung thu, những người thân trong gia đình đều trở về quây quần bên mâm cơm, cùng trò chuyện và tận hưởng không khí sum họp vui vầy.
Tết trung thu ở các nước trên thế giới có gì khác nhau?
Tết Trung thu ở Trung Quốc là ngày lễ lớn, được tổ chức hoành tráng. Theo truyền thuyết, người Trung Quốc thường sẽ uống rượu và ngắm trăng vào ngày lễ này, nên người ta còn gọi đây là tết ngắm trăng. Vào đêm Trung thu, bên cạnh ăn uống, trò chuyện, người Trung Quốc còn có các phong tục khác như tế trăng, thả đèn hoa đăng, giải câu đố, múa lân...
Món ăn truyền thống trong ngày Tết Trung thu ở Trung Quốc là bánh nướng, có hình tròn tượng trưng cho sự vẹn tròn, viên mãn. Bánh Trung thu của người Hoa rất giống của người Việt với phần vỏ mỏng, nhân hạt sen, đậu xanh, trứng muối… Ở mỗi vùng của Trung Quốc thì món bánh truyền thống này sẽ có sự biến tấu tùy khẩu vị.
Thái Lan
Lễ cầu nguyện mặt trăng ở Thái Lan gắn liền với một sự tích khác xa câu chuyện thường được kể tại Trung Quốc về Hằng Nga và câu chuyện nàng lên Mặt trăng.
Truyền thuyết kể rằng vào đêm trăng rằm tháng 8, Bát tiên – 8 nhân vật huyền thoại trong văn hóa truyền thống Trung Quốc – đã bay đến Cung trăng để tặng quả đào và chúc mừng sinh nhật đến Quan Âm, vị thần tượng trưng cho lòng nhân từ và nhân ái ở Trung Quốc.
Tết trung thu ở các nước trên thế giới có gì khác nhau?
Do đó, các gia đình ở Thái Lan thường cầu nguyện dưới trăng và tặng nhau những chiếc bánh hình trái đào.
Dù vậy, nhiều truyền thống của lễ Trung Thu ở Thái Lan vẫn được giữ nguyên so với ở Trung Quốc, điển hình là thói quen ăn bánh trung thu, đặc biệt là loại bánh có hương vị sầu riêng. Một loại thực phẩm thường thấy khác trong dịp lễ này ở Thái Lan chính là quả bưởi, vì hình dạng tròn xoe của nó tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum vầy.
Vào ngày trăng rằm, người dân ở quốc gia Đông Nam Á này thường đi thuyền ngắm cảnh trên Vịnh Siam.
Singapore
Truyền thống từ xưa để lại, Tết Trung thu được người Hoa tổ chức tại Singapore thường rơi vào tháng 9 dương lịch, nhằm tưởng nhớ đến công lao to lớn của nàng Hằng Nga - người vợ thảo hiền nhưng có một ông chồng cai trị độc ác. Theo truyền thuyết, nàng đã uống tiên dược có tác dụng trường sinh bất tử với mục đích chấm dứt những hành động đầy tội ác của chồng mình.
Tết trung thu ở các nước trên thế giới có gì khác nhau?
Trung thu là dịp lý tưởng để người dân Singapore tặng quà cho người thân, bạn bè, đặc biệt là những đối tác làm ăn của họ. Món quà vừa ý nghĩa vừa thiết thực nhất chính là bánh Trung thu. Những chiếc bánh đầy sáng tạo của người Singapore gồm có: bánh dẻo nhân trà xanh, bánh nướng nhân bí đỏ hoặc sầu riêng, bánh trung thu lạnh cùng những hình dáng bánh là những nhân vật hoạt hình đáng yêu.
Philippines
Gần một triệu người gốc Hoa sống ở Philippines đặc biệt là ở khu phố Tàu ở thủ đô Manila. Nơi đây tổ chức Tết Trung Thu trong hai ngày với các biểu ngữ và đèn lồng treo rực rỡ khắp phố phường.
Người Philippines gốc Trung Quốc thích chơi Pua Tiong Chiu, trò chơi xúc xắc được cho là có nguồn gốc từ tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Người chơi sẽ lăn sáu viên xúc xắc vào một cái bát lớn.
Tết trung thu ở các nước trên thế giới có gì khác nhau?
Người thắng cuộc được xác định bằng cách tính các số trên mặt xúc xắc. Họ sẽ nhận được phần thưởng là bánh Trung Thu. Để giành được miếng bánh trung thu lớn nhất, bạn cần tung được ít nhất bốn hoặc năm con số giống nhau.
Tại Lào, lễ hội That Luang là lễ hội lớn liên quan đến ngày trăng tròn. Lễ hội này diễn ra suốt một tuần trăng tròn vào trung tuần tháng 12 Phật lịch (rơi vào vào tháng 11 hoặc đôi khi là tháng 10 dương lịch).
Trung tâm lễ hội là Pha That Luang, ngôi bảo tháp linh thiêng và đẹp nhất của đất nước “Triệu Voi”. Vào những ngày lễ hội, các ngả đường đến Pha That Luang lung linh ánh nến và tòa tháp cùng được trang hoàng rực rỡ, tạo thành một không gian huyền diệu, linh thiêng.
Tết trung thu ở các nước trên thế giới có gì khác nhau?
Chính hội That Luang với các nghi thức cầu an, cầu phước cho hết thảy mọi người bắt đầu từ chiều ngày 13/12 với lễ rước Phasat Pheung (kiệu tháp) và kéo dài liên tục cho đến hết ngày 15/12 với lễ Taak Baat (khất thực).
Bên cạnh phần lễ nghi còn có phần hội kéo dài đến một tuần chủ yếu là các hoạt động vui chơi, giải trí dưới nhiều hình thức. Đồng thời, một Hội chợ triển lãm mang tầm vóc quốc tế cũng được tổ chức ở Buon That Luong thời gian này.
Tết Trung thu ở Campuchia diễn ra muộn hơn vào ngày 15/10 hàng năm. Lễ này được gọi là Ok Om Pok, diễn ra vào buổi tối là chủ yếu. Người Campuchia cũng tổ chức cuộc thi thả đèn gió trong ngày Trung thu để gửi những lời cầu nguyện, niềm tin đến thần Mặt Trăng.
Tết trung thu ở các nước trên thế giới có gì khác nhau?
Trong dịp lễ này, buổi sáng người dân Campuchia sẽ cúng tiết nguyệt với lễ vật là súp sắn, nước mía, gạo dẹt. Buổi tối sẽ cúng cốm dẹp, chuối, khoai, mía, súp sắn…
Như Quỳnh (T/h)