Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tết Nguyên đán tác động như thế nào đến nền kinh tế thế giới?

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Những kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán kéo dài 5 – 10 ngày đang tác động như thế nào lên nền kinh tế và người lao động?

Theo Tri thức trẻ, Tết Nguyên đán là một dịp lễ cổ truyền ở các nước Phương Đông. Hiện nay, dịp lễ này được một số nước ở châu Á công nhận là ngày lễ chào năm mới chính thức, trong đó có Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore, Mông Cổ… và đặc biệt là Trung Quốc.

Với sự lớn mạnh của các nền kinh tế phương Đông, tác động của Tết Nguyên đán lên kinh tế thế giới đã rõ ràng hơn rất nhiều. Thậm chí, so sánh với dịp lễ cuối năm và Giáng sinh ở các nước phương Tây, tác động của Tết Nguyên đán là không hề kém cạnh.

Tết Nguyên đán đã có tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới.

1Các nhà máy đóng băng

Một hình ảnh đặc trưng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là cảnh tượng rất nhiều nhà máy đóng cửa để cho công nhân về với gia đình. Cùng với đó, những cuộc di dân khổng lồ từ các thành phố về đến các miền quê sẽ diễn ra.

Với cảnh lũ lượt về quê ăn Tết đó, giống như để chốt sổ cuối năm, các công nhân tại các nhà máy thường làm việc với năng suất cao hơn những ngày thường vào thời điểm cận Tết nhằm giải quyết hết số đơn hàng của năm cũ.

Thế nhưng khi ra Tết, câu chuyện lại diễn ra khác hẳn. Dù đã hết nghỉ Tết nhưng các công ty, nhà máy thường phải mất tới 1-2 tuần mới trở lại guồng quay làm việc như cũ. Đó là chưa kể ở nhiều nước, ra Tết là thời điểm vàng để người lao động nhảy việc, tạo ra sự xáo trộn về nhân sự ở nhiều công ty.

Tất cả những điều này đã gây ra một “cơn nhức đầu” cho nhiều nhà bán lẻ và nhà nhập khẩu nước ngoài mà nguồn hàng dựa vào Trung Quốc và các nước lân cận.

Cụ thể, trước Tết, các đối tác phương Tây sẽ thường xuyên được các công ty vận tải biển ở Trung Quốc hay các nước khác cảnh báo rằng nếu không đặt đơn hàng 2 tuần trước Tết thì hàng ắt sẽ bị chậm trễ tới cả tháng trời.

Điều đó là bởi vì thời điểm 2 tuần trước Tết là thời điểm hệ thống vận chuyển phải hoạt động với cường độ cao và thường xuyên tắc nghẽn. Thời gian 2 tuần này cộng thêm với 2 tuần nghỉ Tết cũng chính vừa 1 tháng.

2. Thị trường chứng khoán yên ắng

Tết Nguyên đán đến cũng là lúc những thị trường chứng khoán tại các quốc gia đón Tết ngừng giao dịch trong gần cả tuần trời.

Những sàn chứng khoán này bao gồm một thị trường đồ sộ ở Trung Quốc đại lục, sẽ nghỉ trong 1 tuần. Các thị trường rất sôi động như tại 2 trung tâm tài chính là Hồng Kông và Singapore cũng sẽ tạm nghỉ, dù thời gian ít hơn 1 tuần.

Tương tự, nhiều quốc gia có quy mô thị trường nhỏ hơn cũng tạm đóng cửa thị trường chứng khoán vào thời gian này là Hàn Quốc hay Việt Nam. Các nước như Malaysia hay Indonesia dù theo đạo Hồi nhưng cũng sẽ bị ảnh hưởng do những người dân gốc Hoa ở 2 nước này thì nghỉ ăn Tết Nguyên đán.

Những điều này sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giãn hoạt động kinh doanh của mình trong các tháng Tết tại các thị trường châu Á. Điều này giải thích vì sao khi ra Tết, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều đón nhận dòng vốn ngoại không cao.

Trong Tết thì đóng cửa gần tuần lễ, còn trước Tết thì ắt là thị trường nào cũng sẽ giảm điểm do nguồn cung tăng đột biến.

3. Nghỉ lễ kích cầu nhu cầu du lịch, mua sắm

Tết Nguyên đán là thời gian quan trọng nhất của năm để các thành viên trong gia đình đoàn tụ với nhau. Tuy nhiên, giờ đây việc các gia đình giàu có lại chọn cách đón Tết bằng cách đi du lịch ở nước ngoài không còn xa lạ.

Điều này đã trở thành niềm vui lớn cho các công ty mang thương hiệu xa xỉ trên toàn cầu bởi người du khách sẽ tranh thủ mua sắm mặt hàng này ở các nước họ đến du lịch thay vì mua trong nước.

4. Nhu cầu tiền mặt tăng đột biến

Về tài chính tiền tệ, Tết là thời điểm mà nhu cầu sử dụng tiền mặt của người dân tăng cao đột biến, không chỉ cho công việc mua sắm cho gia đình mà còn là cho phong tục lì xì.

Việc tăng cung tiền đột ngột trong nền kinh tế sẽ dẫn đến hệ quả là giá cả leo thang trong thời điểm này. Hơn nữa, khi các công ty và thị trường chứng khoán đóng cửa, hàng loạt các hoạt động chốt lãi diễn ra để lấy một lượng tiền mặt lớn ra khỏi hệ thống - gây ra sự biến động trong chứng khoán.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes – những người ủng hộ chính phủ, tập trung vào kinh tế vĩ mô lại có quan điểm ủng hộ lễ Tết. Theo logic của Keynes, chi tiêu trong dịp lễ Tết là rất tốt bởi hiệu quả kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

5. Tác nhân làm thay đổi các phân tích kinh tế

Nếu như với các nước phương Tây, các nhà kinh tế sẽ lấy số liệu trong năm bắt đầu từ tháng 1 cho đến tháng 12 dương lịch và xem xét bình đẳng số liệu mỗi tháng thì ở các nước đón Tết, họ sẽ gặp một bài toán khó hơn.

Tết Nguyên đán là dịp thường rơi vào thời điểm giữa của một năm dương lịch, hơn nữa nó là dịp dài ngày nên những cách lấy số liệu nêu trên của các nhà kinh tế nhiều khi là không chính xác. Cụ thể, nhiều chuyên gia cho rằng các số liệu từ đầu tháng 1 dương lịch cho đến Tết nguyên đán nếu tính vào có thể làm “tàn phá” những dự báo kinh tế.

Thậm chí, ở Trung Quốc, các nhà kinh tế còn thận trọng đến mức bỏ qua số liệu của tháng 1, tháng 2 và chỉ đánh giá từ số liệu của tháng 3. Điều này là hợp lý vì nhiều khi cho tới tháng 3 của một năm, người lao động mới thực sự vào guồng quay làm việc.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật