Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tên lửa lớn nhất thế giới của Trung Quốc khiến Nga, Mỹ phải dè chừng

(DS&PL) -

National Interest đánh giá rằng, sau khi hoàn thành dự án tên lửa lớn nhất thế giới, sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ gia tăng đáng kể, khiến Mỹ và Nga phải “dè chừng”.

National Interest đánh giá rằng, sau khi hoàn thành dự án tên lửa lớn nhất thế giới, sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ gia tăng đáng kể, khiến Mỹ và Nga phải “dè chừng”.

Trung Quốc được cho là sẽ phát triển ICBM lớn nhất thế giới. Ảnh minh hoạ: Getty

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) 10 tấn RS-28 Sarmat của Nga được cho là tên lửa tấn công hạt nhân lớn nhất thế giới khi được đưa vào sản xuất chính thức vào đầu năm 2021 tới. Được biết, RS-28 Sarmat có thể mang theo tới 15 đầu đạn với sức công phá 350 kiloton, hoặc 24 đầu đạn siêu vượt âm (HGV) hạt nhân Avangard. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2017, các nguồn thạo tin quân sự ở Trung Quốc đã tiết lộ chi tiết về hệ thống phóng tên lửa không gian (SLV), hay còn được biết tới là tên lửa đẩy, sử dụng nhiên liệu rắn. SLV có thể tạo cơ sở phát triển thành ICBM di động lớn nhất thế giới.

Vào tháng 5/2017, trang web ChinaSpaceFlight.com đã đưa ra mô tả đầu tiên về SLV được cung cấp bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC). Các SLV này được đặt tên là Kuaizhou-21, hoặc KZ-21, và KZ-21A, có thêm 2 tên lửa đẩy phụ.

Có khả năng từ giữa thập kỷ trước, CASIC đã được chính phủ Trung Quốc và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đề nghị phát triển một dòng SLV nhiên liệu rắn. CASIC sẽ cạnh tranh với Tập đoàn Công nghệ & Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) – đơn vị đang chế tạo một số loại SLV, ICBM nhiên liệu lỏng (tên lửa đẩy Trường Chinh, DF-31, DF-31A) và ICBM nhiêu liệu rắn di động DF-41.

Cho đến nay, SLV di động Kauizhou-1/IA đường kính 1,2m của CASIC (chế tạo dựa trên tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21) đã tiến hành 4 vụ phóng thành công, tính tới ngày 29/9/2018. Trong năm 2019, CASIC có thể sẽ phóng SLV nhiên liệu rắn và di động KZ-11, với đường kính 2,2m – tương tự như đường kính của ICBM DF-41.

Trước đó, DF-41 đã được dùng làm nền tảng cho SLV nhiên liệu rắn Trường Chinh-11 (Long Mach-11) của CASC. Mẫu SLV này đã được phóng đi 5 lần, tính tới ngày 21/12/2018.

Tuy nhiên, KZ-21 có động cơ tên lửa nhiên liệu rắn đường kính 4 mét chưa từng có, lớn hơn so với Solid Rocket Booster (SRB) đường kính 3,7 mét do Công ty Thiokol cũ phát triển để giúp phóng tàu con thoi vũ trụ của Mỹ. Báo cáo của China Daily từ ngày 25/12/2017 đã lưu ý rằng CASIC sẽ bắt đầu thử nghiệm động cơ cho KZ-21 vào tháng 2/2018.

Vào thời điểm đó, một hình ảnh xuất hiện trên các trang web tiếng Trung cho thấy các kỹ sư của CASIC đang đứng cạnh các bộ phận của động cơ tên lửa nhiên liệu rắn đường kính 4 mét. Cho đến nay vẫn chưa có thêm tin tức hay hình ảnh nào xác nhận vụ thử nghiệm động cơ mới có thành công hay không, nhưng một số nguồn tin từ Trung Quốc cho biết SLV KZ-21 có thể được đưa vào hoạt động trong năm 2025.

Tương tự như Mỹ và Nga, Trung Quốc cũng cho thấy nhiều tiền lệ sử dụng SLV hỗ trợ phát triển ICBM và ngược lại. Mặc dù vậy, vẫn chưa có thông tin nào xác nhận việc Trung Quốc sẽ sử dụng KZ-21 làm nền tảng cho ICBM nhiên liệu rắn lớn nhất thế giới, nhưng rõ ràng các nhà hoạch định chiến lược của Trung Quốc sẽ khó bỏ qua một lựa chọn như vậy. Trung Quốc hiện có thể triển khai DF-17 tầm bắn 3.000 nghìn km, được trang bị đầu đạn HGV cơ động nhỏ. Nếu các đầu đạn này có kích cỡ tương tự như HGV Avangard của Nga thì KZ-21 có thể mang tới 50 đầu đạn HGV.

Theo một số nguồn tin quân sự châu Á, đơn vị ICBM của Lực lượng tên lửa PLA có khoảng 6 tên lửa có thể phát triển dựa trên KZ-21, đủ khả năng mang 300 đầu đạn hạt nhân. Do đó, chỉ cần 5 đơn vị ICBM như thế này, Trung Quốc gần như có thể đối chọi với số đầu đạn do Mỹ và Nga triển khai (1.550 đầu đạn mỗi bên – chiểu theo Hiệp ước New START 2010 – kết thúc vào năm 2021). Rất có khả năng Trung Quốc sẽ chế tạo các xe phóng di động (TEL) cỡ lớn để di chuyển các ICBM trên đi một khoảng cách ngắn từ các căn cứ ICBM ngầm của Lực lượng Tên lửa Trung Quốc để triển khai được nhanh chóng.

Trung Quốc không tiết lộ số ICBM và đầu đạn hiện tại bất chấp nỗ lực hàng thập kỷ của chính phủ Mỹ trong các cuộc đối thoại sơ bộ về vũ khí chiến lược. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục bác bỏ các đề xuất rằng họ bắt đầu thực hiện minh bạch hạt nhân chiến lược. Thay vào đó, Trung Quốc đã dành nhiều thập kỷ để thuyết phục thế giới rằng họ không có tham vọng chiếm ưu thế hạt nhân chiến lược, sẽ không tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tuân thủ cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân và chỉ tìm cách ngăn chặn những cuộc tấn công tiềm năng.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo National Interest)

Tin nổi bật