Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tên lửa BrahMos: Yếu tố kiềm chế trên biên giới Ấn-Trung

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos mới có thể trở thành yếu tố kiềm chế các cuộc xung đột tiềm năng tại vùng biên giới Ấn-Trung.

(ĐSPL) - Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos mới có thể trở thành yếu tố  kiềm chế các cuộc xung đột tiềm năng tại vùng biên giới Ấn-Trung.
Mẫu mới của tên lửa BrahMos thử đã nghiệm thành công ngày 7/4 tháng Tư, trong địa hình miền núi. Theo đài Tiếng nói nước Nga, phần đầu đạn hạt nhân của tên lửa có khả năng triệt hạ mục tiêu trên mặt đất được bảo vệ kiên cố, đủ sức xuyên sâu vào các chủ thể cứng rắn như lô cốt bê tông kiên cố, các trạm thông tin liên lạc và trung tâm chỉ huy nằm dưới lòng đất.

Tên lửa BrahMos cải tiến sẽ được trang bị cho trung đoàn tên lửa trong quân đoàn sơn cước "phản ứng nhanh".

Theo đại diện của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ, trong các cuộc kiểm tra, đầu đạn "thông minh" đã bắn trúng đích, tiêu diệt mục tiêu cần thiết sau khi chọn đúng trong số rất nhiều sai nhiễu “hòng đánh lạc hướng”.
Tên lửa BrahMos cải tiến sẽ được trang bị cho trung đoàn tên lửa trong quân đoàn sơn cước. Đơn vị phản ứng nhanh-chiến thuật của quân đội Ấn Độ sẽ được triển khai ở vùng biên giới giáp Khu Tự trị Tây Tạng thuộc Trung Quốc.
Sau 7 năm nữa, Ấn Độ sẽ thành lập quân đoàn sơn cước báo gồm 2 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn xạ kích độc lập và 2 lữ đoàn thiết giáp sẽ bố trí ở Ladakh, Sikkim và Uttarakhand. Tổng quân số của quân đoàn sơn cước sẽ là 90 nghìn binh sĩ.
Số binh sĩ Ấn Độ này đối mặt với lực lượng ở bên kia biên giới là đội quân Trung Quốc tại Khu Tự trị Tây Tạng gồm hơn 200 nghìn binh sĩ. Trong đó, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phát triển tạo điều kiện cho các chỉ huy quân sự Trung Quốc có thể nhanh chóng tung vào khu vực biên giới này thêm khoảng 30 đơn vị nữa.

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos đã có mặt trong hệ trang bị của quân đội và hạm đội Ấn Độ.

Đối với Ấn Độ, phương án duy trì nhóm quân với cơ số tương đương tại khu vực biên giới trên cơ sở thường trực là quá đắt giá. Bởi chỉ riêng để thành lập quân đoàn sơn cước có chức năng “lực lượng phản ứng nhanh”, Ấn Độ sẽ phải tốn khoảng 650 tỷ rupee. Vì thế ban lãnh đạo quân sự của đất nước đã lựa chọn phương án khác - trang bị cho khối này loại vũ khí tối tân có độ chính xác cao. Hơn thế nữa, phương tiện chống lại tên lửa BrahMos thì hiện nay các đối thủ tiềm tàng chưa hề có.

Đến năm 2015 BrahMos sẽ có mặt trong Không quân Ấn Độ.

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos đã có mặt trong hệ trang bị của quân đội và hạm đội Ấn Độ. Đến năm 2015, tên lửa BrahMos sẽ có mặt trong Không quân Ấn Độ. Phạm vi hoạt động của tên lửa là 290 km. Trọng lượng đầu đạn khoảng 300 kg. Tốc độ bay của tên lửa nhanh hơn gấp gần 3 lần so với vận tốc âm thanh, đem lại cho BrahMos ngôi vị tên lửa nhanh nhất thế giới.

Tin nổi bật