Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tây Du Ký: Vén màn nguyên nhân Bạch Long Mã không bao giờ ra tay đánh bại yêu quái

(DS&PL) -

Dù cũng là một nhân vật có phép thuật lợi hại nhưng Bạch Long Mã gần như chỉ luôn đứng ngoài mỗi cuộc đụng độ với yêu quái mà rất ít khi ra tay đánh bại chúng.

Trong Tây Du Ký, ngoài 3 đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh, thực tế, Đường Tăng còn một vị đồ đệ nữa là Bạch Long Mã. Bạch Long Mã chính là con ngựa trắng đưa Đường Tăng đi thỉnh kinh trong hành trình đến Tây Trúc. Theo đó, hình ảnh Bạch Long Mã phảng phất hình tượng của Phật giáo, cùng một cặp với Tôn Ngộ Không gián tiếp ám chỉ câu nói "tâm viên ý mã" (tâm của khỉ, ý của ngựa) - một triết lý sâu xa.

Ngoài Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh, Đường Tăng còn có thêm 1 vị đồ đề khác là Bạch Long Mã.

Được biết, trong suốt hành trình thỉnh kinh, Bạch Long Mã được ít người chú ý nhất bởi nhân vật này gần như không bao giờ tham gia vào các trận đánh với yêu quái và không mấy khi thể hiện tài phép của mình. Tuy nhiên, xét về thực lực và thân thế, Bạch Long Mã cũng không phải "dạng vừa". Cụ thể, Bạch Long Mã (hay còn gọi là Tiểu Bạch Long) thực chất là con của Tây Hải Long Vương (em của Đông Hải Long Vương), xuất thân vô cao quý. 

Trong 11 của bộ phim Tây Du Ký, Bạch Long Mã từng biến thành một cung nữ để ám sát quái vật ăn cắp áo cà sa. Dù điều kiện bất lợi nhưng ngựa trắng của Đường Tăng vẫn một mình dũng cảm đi đánh yêu quái chúa tể. Cuối cùng phải tạm tìm đường thoát thân khi bị thương nhưng bản lĩnh gan dạ của Bạch Long Mã khi ấy quả không thể xem nhẹ. 

Vào thời khắp nguy nan, Bạch Long Mã vẫn bình tĩnh nhờ nhị sư huynh Trư Bát Giới mời đại sư huyn Tôn Ngộ Không về chủ trì đại cục, cho thấy nhân vật này vô cùng thông minh và biết cách đánh giá tình hình. Sự kiện trên cũng được xem là lần duy nhất ngựa trắng trổ tài biến hóa, đối đầu với quái vật.

Nói về nguyên nhân vì sao Bạch Long Mã không chiến đấu cùng các sư huynh, cộng đồng mạng Trung Quốc đã đưa ra nhiều lý do khá thuyết phục. Trong đó, một người dùng mạng xã hội cho rằng đoàn làm phim năm 1986 còn khó khăn, cần tiết kiệm kinh phí nên không thể đầu tư các cảnh hoành tráng cho Bạch Long Mã.

Tuy nhiên, một người khác lại bình luận: "Bạch Long Mã vốn là ngựa của Đường Tăng, nếu bị thương thì làm sao có thể đưa Đường Tăng đi thỉnh kinh được nữa?"

Một vài ý kiến khác thì hài hước đùa rằng Bạch Long Mã vốn là "con ông cháu cha" nên không cần phải đánh nhau với yêu quái. Cũng có người hóm hình nhận xét khi thầy trò Đường Tăng ăn cơm không có Bạch Long Mã ăn chung, vậy tại sao khi đánh yêu quái lại có thể yêu cầu nhân vật này tham gia?

Bạch Long Mã gần như không bao giờ ra tay đánh nhau với yêu quái như các vị sư huynh. 

Được biết, theo nguyên tác, Bạch Long Mã cũng nhận Đường Tăng là sư phụ, gọi Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng là sư huynh nhưng thực chất ngựa trắng chưa chính thức bái sư nên không thể coi là cùng ngang hàng với Tôn Ngộ Không. Bên cạnh đó, đây vốn không phải một nhân vật có ham muốn tranh giành địa vị, không quan tâm đến lợi ích và tổn thất cá nhân. Trong hành trình thỉnh kinh, Bạch Long Mã cũng khá "an phận" và không đòi hỏi điều gì từ sư phụ cũng như các sư huynh. 

Những điều này có lẽ chính là nguyên nhân Bạch Long Mã không tham gia vào các cuộc chiến với yêu quái bởi nhân vật này ý thức được vị trí của bản thân và không có ý định làm những điều vượt quá khả năng cũng như bổn phận của mình.

Minh Hạnh (T/h) 

Tin nổi bật