Trong Tây Du Ký, trước khi gặp Đường Tăng và lên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không từng bị giam giữ suốt 600 năm dưới chân Ngũ Hành Sơn vì đại náo Thiên cung. Được biết, suốt 600 năm này, có một người khiến Đại Thánh sợ hãi, người lại khiến Đại Thánh căm hận và nghĩ tới nhiều thất.
Năm xưa khi Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung, người đã ra tay thu phục và giam giữ Đại Thánh dưới chân Ngũ Hành Sơn là Phật Tổ Như Lai. Khi đối đầu với Như Lai, dù ban đầu Đại Thánh có phần ngông nghênh cao ngạo nhưng lại không thể làm được một việc tưởng như đơn giản là thoát khỏi lòng bàn tay của Như Lai.Chính sự chênh lệch về bản lĩnh và phép thuật đã khiến Ngộ Không biết "mùi sợ hãi" khi đối đầu với Phật Tổ Như Lai. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với Phật Tổ Như Lai, Đại Thánh có phần hận nhiều hơn là sợ hãi.
Tôn Ngộ Không bị giam giữ suốt 600 năm dưới Ngũ Hành Sơn.
600 năm bị giam dưới Ngũ Hành Sơn chắc chắn là khoảng thời gian tồi tệ nhất của Tôn Ngộ Không. Vỗn là Mỹ Hầu Vương tự do tự tại, đứng đầu Hoa Quả Sơn, còn là một Tề Thiên Đại Thánh có địa vị trên Cửu Trùng Thiên nhưng trong nháy mắt, hầu tử lại dễ dàng bị đánh xuống phàm trần, còn bị núi đè không thể nhúc nhích, mất đi toàn bộ sự oai phong và tự do vốn có. Bởi vậy, nhiều người cho rằng Đại Thánh sẽ ghi hận với người đã đẩy mình vào tình cảnh này hơn là cảm thấy sợ hãi.
Trong khi đó, người khiến Ngộ Không sợ hãi nhất trong 600 năm bị giam giữ chính là 6 người "quản ngục", những người đã trông coi hầu tử. Những người này bao gồm Thần Thổ Địa và Ngũ Phương Yết Đế Hộ Pháp Thần của Phật môn.
Người Tôn Ngộ Không nhớ và nghĩ đến nhiều nhất là Bồ Đề Tổ Sư.
Về người Ngộ Không nhớ nhất và nghĩ đến nhiều nhất, đó chính là Bồ Đề Tổ Sư - sư phụ đầu tiên của hầu tử. Với một người đang bị giam cầm bế tắc như Ngộ Không khi ấy, hầu tử có lẽ đã luôn nghĩ tới người có thể giải thoát cho mình. Và trong tất cả các mối quan hệ của Tôn Ngộ Không vào thời điểm đó, người đủ bản lĩnh giải thoát có lẽ chỉ là Bồ Đề Tổ Sư.
Minh Hạnh (T/h)