Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tây Du Ký: Sự thật về tấm da hổ trên người Tôn Ngộ Không

(DS&PL) -

Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không thường khoác trên người một tấm da hổ nhưng ít ai biết ý nghĩa của tấm da này.

Tây Du Ký là tác phẩm kể về hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Đây được đánh giá là một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc và nhiều lần được chuyển thể thành phim. Trong đó, bộ phim thành công nhất chính là Tây Du Ký 1986.

Trong phim, khán giả có thể quen thuộc với hình ảnh Tôn Ngộ Không khoác tên mình một tấm da hổ nhưng ít ai biết được ý nghĩa thật sự của tấm da này. 

Tôn Ngộ Không luôn khoác trên mình tấm da hổ. 

Được biết, Tôn Ngộ Không vốn là Thạch hầu sinh ra từ mảnh đá Ngũ sắc nên ngay từ khi mới ra đời, bản lĩnh của hầu tử đã hơn hẳn người khác. Sau khi được Bồ Đề Tổ Sư truyền dạy cho 72 phép thần thông biến hoá, Ngộ Không thậm chí còn lợi hại hớn. 

Với bản tính ngông nghênh cao ngạo, Tôn Ngộ Không chẳng biết sợ trời đấy gì, hầu tử thậm chí còn xuống Đông hải, đoạt lấy Như Ý Kim Cô Bổng (Định Hải Thần Châm) và một bộ khuê giáp.

Không những thế, Ngộ Không mạnh đến mức có thể đánh bại Lý Thiên Vương, Na Tra và Cự Linh Thần, đại náo Thiên cung, làm loạn Địa phủ... Trước sự ngỗ ngược của hầu tử, Ngọc Hoàng đã phải nhờ tới Phật Tổ ra tay giúp đỡ, thành công chế ngự được "con khỉ đá". Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn 500 năm cho đến khi được Đường Tăng đi qua cứu thoát.

Được thả tự do, Tôn Ngộ Không một lòng đi theo Đường Tam Tạng đến Tây Thiên thỉnh kinh. Chướng ngại vật đầu tiên mà hai thầy trò gặp phải chính là một con hổ trong núi, thấy sư phụ kêu cứu, Tôn Ngộ Không đã xuất hiện và dễ dàng tiêu diệt con hổ.

Sau khi giết chết con hổ lớn, Tôn Ngộ Không liền lột da hổ và mang theo bên mình. Hôm đó, Đường Tăng thức cả đêm để may tấm da thành chiếc áo choàng cho đồ đệ. Khi ấy, Đường Tăng nói: "Trời lạnh rồi, ta thấy áo của ngươi rất mỏng, tấm da hổ này vừa hay thành áo khoác cho người tránh rét”.

Tấm da này là do Đường Tăng tự tay khâu thành áo choàng cho đồ đệ mặc tránh rét. 

Thấy vật, Ngộ Không vô cùng phấn khích, hòi lại "May cho tôi ư?".

Phân đoạn này đã khiến nhiều người cảm động vì tình cảm Đường Tăng dành cho Tôn Ngộ Không.

Ngoài ra, tấm da hổ không chỉ là một món đồ trang trí trên người thông thường mà mang nhiều lớp nghĩa hơn thế. Từ xa xưa, hổ luôn được coi là chúa sơn lâm, tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Vì thế, qua việc đánh bại con hổ và mặc da hổ lên người, nhân vật Tôn Ngộ Không được hiểu rằng đã đánh bại một sức mạnh to lớn, làm chủ được tự nhiên. Xứng đáng với danh hiệu Tề Thiên Đại Thánh.

Minh Hạnh (T/h)

 

Tin nổi bật