Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Táo bón ở người cao tuổi – nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

(DS&PL) -

Táo bón là một hội chứng đặc trưng bởi các triệu chứng phân rắn, số lần đại tiện giảm còn nhỏ hơn 3 lần/ tuần, thời gian đại tiện kéo dài và cần sự trợ giúp khi đại tiện.

Táo bón là một hội chứng đặc trưng bởi các triệu chứng phân rắn, số lần đại tiện giảm còn nhỏ hơn 3 lần/ tuần, thời gian đại tiện kéo dài và cần sự trợ giúp khi đại tiện. Có đến gần 30% dân số Việt Nam mắc chứng táo bón, đặc biệt tỉ lệ này tăng lên và cao nhất ở nhóm người cao tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến người già dễ bị táo bón và phòng ngừa thế nào cho hiệu quả. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Những nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị táo bón

- Thực đơn, dinh dưỡng hàng ngày

Tuổi tác càng cao, chức năng nhai và tiêu hóa càng kém đôi khi sẽ khiến người già ngại ăn rau, thực phẩm nhiều xơ, nấu đồ ăn chín kĩ. Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ khiến nguy cơ táo bón ở người già cao hơn hẳn nhóm tuổi khác.

- Đại tràng ì, chậm nhu động

Chức năng co bóp, khả năng tống phân của đại tràng theo thời gian ngày càng suy giảm. Vì vậy mà phân dễ ứ đọng trong ruột già, người cao tuổi cũng vì thế mà dễ bị táo bón hơn.

- Không vận động thể dục

Nếu như tuổi trẻ chăm thể dục bao nhiêu thì khi về già, biết bao nhiêu vấn đề mà người cao tuổi phải đối mặt khiến việc vận động thể thao cũng khó lòng thực hiện đều đặn. Đi kèm theo tuổi tác là các vấn đề viêm khớp, loãng xương, thoái hóa cơ, huyết áp, tiểu đường, bệnh lý hô hấp mạn tính, vv… Tình trạng cơ thể mệt mỏi làm nhiều cụ ông cụ bà ngại vận động, khiến cho nhu động đại tràng suy giảm, vì vậy mà chứng táo bón thường nặng hơn.

- Lạm dụng thuốc

Tủ thuốc với đủ loại thuốc khác nhau chính là vật bất ly thân của người cao tuổi. Một số nhóm thuốc chống trầm cảm, hủy thần kinh, kháng cholinergic, thuốc giảm đau ( codein, morphin…) sẽ làm giảm nhu động ruột. Mặt khác, khi mắc chứng táo bón, nhiều người ưu tiên chọn các loại thuốc xổ, thụt đại tràng để tác dụng nhanh hơn. Các loại thuốc này dùng lâu dài làm mất phản xạ co bóp, tống phân của ruột già, táo bón càng dai dẳng, khó chữa hơn.

- Tổn thương thần kinh, tâm thần

Các sang chấn về tâm lý, bệnh trầm cảm, các bệnh lý về tổn thương thần kinh như tổn thương rễ thần kinh, bệnh Parkinson, xơ cứng nhiều nơi, tai biến mạch máu não… cũng là nguyên nhân gây chứng táo bón nặng, khó chữa ở người cao tuổi.

- Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là bệnh đại tràng chức năng, chủ yếu liên quan đến rối loạn vận động ống tiêu hóa. Trong số các bệnh nhân đến khám tại phòng khám chuyên khoa tiêu hóa, có tới 20 – 40% bệnh nhân gặp phải hội chứng này. Hội chứng ruột kích thích làm đại tràng dễ bị kích thích, tăng co bóp và đại tràng quá mẫn cảm, khiến người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón.

- Bệnh trĩ

Hầu hết những người bị bệnh trĩ đều bị táo bón. Khi mắc phải trĩ, người ta thường sợ đau mà cố gắng nín đại tiện, dẫn đến bị táo bón. Ngược lại, táo bón lâu ngày khiến phân tích tụ trong ruột, cản trở tuần hoàn đại tràng, làm suy giãn tĩnh mạch và chảy máu hậu môn, sa búi trĩ. Cách tốt nhất là giải quyết đồng thời cả táo bón và trĩ bằng các biện pháp thích hợp để phòng tránh tái bệnh.

- Sau phẫu thuật ổ bụng

Sự giảm nhu động ruột và cảm giác đau khi rặn dẫn đến bệnh nhân khó đại tiện kèm theo tình trạng phải ăn thức ăn tinh, ít chất xơ, lượng dịch bù không đủ làm phân khô lại, có trường hợp sờ thấy thành chuỗi cứng dọc theo khung đại tràng.

- Do khối u, polyp đại tràng

Khối u, polyp đại tràng gây tắc nghẽn đường ra của phân, đồng thời làm suy giảm chức năng co bóp của đại tràng khiến cho người bệnh dễ bị táo bón.

- Uống không đủ lượng nước hàng ngày

Táo bón tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng kéo dài sẽ đem lại nhiều nguy cơ bệnh tật cho người cao tuổi. Người bệnh thường chán ăn, mệt mỏi, tiêu hóa kém, nứt kẽ hậu môn thậm chí sa trực tràng, bệnh trĩ…

Chính vì vậy, bạn đọc nên chủ động tìm các biện pháp phòng ngừa táo bón hiệu quả trước khi phải đối mặt với hội chứng này khi về già.

Các biện pháp phòng tránh táo bón hiệu quả bao gồm:

- Tập thói quen đại tiện đều đặn đúng giờ, tuyệt đối không nên nhịn đi ngoài

- Thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu chất xơ trong khẩu phần ăn.

Các nguồn rau củ quả như rau cải, khoai lang, bí đỏ, rau má, diếp cá, bơ, bưởi,… là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng tuyệt vời, lại hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa. Bổ sung rau quả mỗi ngày là cách hữu hiệu để giảm táo bón nhanh chóng.

- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Thông thường một người sẽ cần khoảng 2L nước một ngày. Tùy vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác, lao động mà độc giả có thể điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

- Vận động cơ thể nhẹ nhàng, phù hợp tuổi tác

Trong khoảng thời gian làm việc, nên đứng dậy giải lao, vận động thân thể. Còn đối với người cao tuổi, các bài tập dưỡng sinh hoặc đi bộ vào mỗi chiều sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chủ động đẩy lui táo bón.

- Xoa bóp bụng 1 lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng, xoa theo chiều kim đồng hồ bằng dầu cải hoặc dầu lạc.

- Hãy thực hiện các động tác hít thở bằng bụng, để tăng co thắt cơ bụng, tạo sự lưu thông cho hệ thống co thắt đại tràng.

- Dùng các loại thảo dược hỗ trợ phòng ngừa và điều trị táo bón như diếp cá, rau má, khoai lang, yến bạch, muống biển, đương quy…

- Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể chủ động dùng viên uống Diếp cá vương mỗi ngày để thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng đường tiêu hóa, giúp làm giảm táo bón và cải thiện các triệu chứng của trĩ.


Diếp cá vương có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Gọi điện ngay tới số hotline 097 478 9199 để được tư vấn miễn phí về cách phòng và điều trị táo bón.

Website tham khảo: Diếp cá vương.com

Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

P.Q

Tin nổi bật