Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

3 giai đoạn trẻ dễ bị mắc táo bón nhất và cách phòng ngừa hiệu quả

(DS&PL) -

Do hệ thống tiêu hóa chưa ổn định lại trong giai đoạn đang phát triển, trẻ rất dễ bị táo bón. Ở trẻ nhỏ, có 3 giai đoạn mà nguy cơ bị táo bón là cao nhất.

Do hệ thống tiêu hóa chưa ổn định lại trong giai đoạn đang phát triển, trẻ rất dễ bị táo bón. Ở trẻ nhỏ, có 3 giai đoạn mà nguy cơ bị táo bón là cao nhất. Để cho bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ nên tìm hiểu và biết cách phòng ngừa hiệu quả cho bé yêu.

Mẹ có biết giai đoạn nào trẻ dễ bị táo bón nhất?

* Giai đoạn tập ăn dặm

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày trong khi đó trẻ cần tới 700 kcal/ngày cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển của cơ thể. Vì vậy mà bé cần được dùng thêm sữa ngoài và các món ăn dặm. Sự thay đổi phải làm quen với các thức ăn mới trong khi hệ tiêu hóa của bé chưa thích ứng kịp, đôi khi lượng thức ăn giàu tinh bột, đạm lại thiếu chất xơ hoặc lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày chưa được cung cấp đầy đủ. Đây hoàn toàn là các lý do khiến trẻ dễ dàng bị táo bón, phân khô, lổn nhổn, khó đi ngoài.

* Giai đoạn tập ngồi bô hoặc bồn cầu

Hầu hết các bé 2 tuổi đều không thể kiểm soát việc đi vệ sinh của mình suốt cả ngày nhưng nhiều bé đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tập làm quen với việc ngồi bô rồi. Nhiều bậc cha mẹ  sẽ chú ý rèn cho con thói quen tập đi vệ sinh. Trong độ tuổi này, mẹ nên để ý thực đơn hàng ngày cho trẻ, bổ sung đủ hàm lượng chất xơ thông qua rau củ quả để tránh trẻ bị táo bón. Việc yêu cầu trẻ phải thích ứng ngay với chỗ ngồi vệ sinh mới đôi khi khiến trẻ khó chịu, nảy sinh tâm lý đề phòng, nín nhịn việc đi vệ sinh. Lâu dần, việc nín nhịn sẽ làm phân tích tụ nhiều trong ruột già, càng khô cứng, trẻ càng đau khi phải cố rặn để đại tiện. Cứ như vậy, vòng luẩn quẩn lặp lại, trẻ càng sợ khi phải đi vệ sinh, tình trạng táo bón càng dễ nặng hơn.

* Giai đoạn đi học

Khi lên 3 tuổi, nhiều trẻ thường rời vòng tay mẹ đến lớp mẫu giáo, tham gia một môi trường học tập mới. Một lần nữa, trẻ lại phải thay đổi thói quen vệ sinh. Đôi khi việc không quen với nhà vệ sinh mới, quá “ công cộng”, trẻ có thể nín đi tiêu. Hoặc giả trẻ không quen với thức ăn ở trường, tâm lý chán ăn, bỏ qua các món rau củ quả. Những điều này cũng khiến trẻ dễ bị táo bón hơn.

Khi đã hiểu được các vấn đề trên, cha mẹ nên bình tĩnh xem xét lại đâu là nguyên nhân khiến con mình mắc chứng táo bón và tìm cách khắc phục.

- Trước hết, về chế độ dinh dưỡng, mẹ nhớ bổ sung thêm rau xanh, củ quả vào thực đơn, đặc biệt trong giai đoạn ăn dặm của trẻ. Các loại rau quả tốt cho hệ tiêu hóa của bé lại phòng ngừa và giảm táo bón hiệu quả bao gồm: rau xanh các loại ( mồng tơi, củ cải trắng, rau má, rau khoai lang…) hoặc các loại củ quả ( đu đủ, bơ, bưởi, chuối…). Trường hợp bé kén ăn rau, mẹ có thể xay nhuyễn cho vào cháo, ép sinh tố hoa quả và đừng quên trang trí thật bắt mắt để thu hút trẻ hơn.

- Bổ sung lượng nước cần thiết mỗi ngày cho trẻ là cách tốt để phòng ngừa táo bón. Vậy trẻ uống bao nhiêu nước là đủ? Với trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ là đủ, bởi trong sữa đã bao gồm lượng dinh dưỡng và nước cần thiết cho bé. Khi bé từ sáu tháng đến một tuổi, nhu cầu của trẻ lúc này là khoảng 200 – 300ml/ngày. Lúc này lượng nước trong khi bé bú vẫn đủ, chỉ cần bổ sung thêm một chút nước là được. Với trẻ trên một tuổi, lượng nước uống tuỳ thuộc vào nhu cầu của bé. Cha mẹ có thể dựa vào cân nặng của trẻ để xác định lượng nước cần cho cơ thể bé. Cụ thể như sau: 4.5kg cần 425ml nước, 5kg -510ml, 6.3kg – 595ml, 7.2kg – 680ml, 8.1kg – 765ml, 8.5kg – 850ml, 9kg – 935ml, 10,9kg – 992ml, 11.8kg – 1020ml, 12.7kg – 1077ml, 13.6kg – 1105ml.

- Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ. Cha mẹ nên giúp trẻ có thói quen tốt này để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Mẹ chú ý tránh trường hợp để trẻ ngồi bô hàng giờ đồng hồ, cũng không nên quá thúc ép trẻ phải đi vệ sinh bằng được. Khi trẻ chưa có phản xạ đi ngoài, mẹ nên dừng lại và tiếp tục luyện tập cho bé vào hôm sau, tránh gây tâm lý sợ sệt cho trẻ.

- Nếu như mẹ đã làm đủ các cách trên mà trẻ vẫn bị táo bón? Trường hợp này, mẹ có thể sử dụng thêm thực phẩm bổ sung hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần: rau xanh ( rau dền, súp lơ xanh, …), thảo dược hỗ trợ điều trị táo bón như diếp cá, rau má, FOS – một prebiotic giúp làm tăng số lượng lợi khuẩn, cân bằng hệ tiêu hóa cho trẻ sẽ giúp phòng ngừa và giảm tình trạng táo bón ở trẻ một cách hiệu quả. Diếp cá vương Gold là một trong các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các thành phần trên, được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng để sử dụng cho con để bé yêu có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phát triển toàn diện hơn.

Còn chần chừ gì nữa, mẹ có thể gọi ngay tới số hotline: 0982 498 826 để được tư vấn chi tiết hơn về cách phòng ngừa và giảm táo bón hiệu quả cho trẻ.

Website tham khảo: Diepcavuong.com

Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho phụ nữ có thai.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đặc biệt, nhân đợt kỉ niệm tri ân khách hàng, trong tháng 5 này, Công ty TNHH MT PHACO sẽ miễn phí giao hàng tới tận tay người tiêu dùng trong trường hợp quý khách hàng không tìm được điểm bán nhà thuốc gần nhà nhất.

QC

Tin nổi bật