Trẻ có nhu cầu protein tính theo kilogram thể trọng cao hơn người lớn, song lại 'kén' loại đạm có giá trị sinh học cao và dễ tiêu hóa hơn.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai – Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, cung cấp lượng đạm thích hợp trong 1.000 ngày đầu đời có ảnh hưởng lớn đến thể chất sau này của trẻ. Chất đạm là nguyên vật liệu cấu trúc, xây dựng, tái tạo các tổ chức trong cơ thể và chức năng tế bào, giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, duy trì các hoạt động chuyển hoá, phát triển cả về trí tuệ và tầm vóc. Hơn thế nữa, khi bị thiếu năng lượng ăn vào, cơ thể có thể sử dụng chất đạm như là nguồn cung cấp năng lượng (1 gram protein cung cấp 4 Kcal).
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu đạm hàng ngày trên mỗi kg trọng lượng cơ thể cho trẻ 1-2 tuổi là 1,63g và 1,55g đối với trẻ 3-5 tuổi.
Ảnh: Sữa nguyên liệu của FrieslandCampina chỉ cần qua một lần xử lý nhiệt, giúp bảo vệ tối ưu cấu trúc đạm gần với trạng thái tự nhiên |
Sữa là một trong những thực phẩm cung cấp đạm dồi dào cho trẻ nhỏ. Đạm trong sữa mẹ là tốt nhất về giá trị sinh học, rất dễ tiêu hóa. Sau 2 tuổi, cha mẹ thường bổ sung thêm các loại đạm sữa bò để đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại than phiền với PGS.TS Lê Bạch Mai về hiện tượng con đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, nôn trớ, nóng trong, táo bón... sau khi uống sữa.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Lê Bạch Mai cho biết đây là 1 số biểu hiện của rối loạn tiêu hóa chức năng dạ dày ruột ở trẻ em dù rằng không phải là dị ứng sữa bò, không gây biến chứng nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tới chất lượng cuộc sống và quá trình học tập của trẻ. Nguyên nhân có thể là do đạm sữa đã bị biến đổi cấu trúc (còn gọi là đạm biến tính) sau quá trình xử lý nhiệt nhiều lần.
Loại đạm này khó được tiêu hóa hết ở ruột non. Xuống đến ruột già, chúng sẽ bị lên men và trở thành nguồn dinh dưỡng cho các vi khuẩn có hại, dẫn đến rối loạn hệ vi sinh đường ruột và trở nên "quá tải" đối với khả năng tiêu hóa hấp thu của hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Đổi sữa liên tục không phải là cách làm hay, vì bộ máy tiêu hóa của trẻ vẫn bị “quá tải” với đạm sữa biến tính.
Đặc biệt, hệ tiêu hóa của trẻ rất non nớt trong những năm tháng đầu đời. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên chọn sữa chứa đạm tự nhiên không biến tính (hay còn gọi là sữa mát), giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu.
Một trong những quy trình hiện đại nhất ngày nay là quy trình xử lý nhiệt tiên tiến LockNutriTM do Tập đoàn FrieslandCampina (Hà Lan) phát triển độc quyền cho dòng sản phẩm sữa Friso. |
Để thành phần đạm sữa không bị biến tính, nhà sản xuất cần có lợi thế về nguồn nguyên liệu sữa tươi dồi dào và chất lượng để phục vụ cho sản xuất. Đồng thời, việc nghiên cứu quy trình giúp bảo toàn các dưỡng chất tự nhiên trong sữa cũng cần được đầu tư.
Một trong những quy trình hiện đại nhất ngày nay là quy trình xử lý nhiệt tiên tiến LockNutriTM do Tập đoàn FrieslandCampina (Hà Lan) phát triển độc quyền cho dòng sản phẩm sữa Friso. Sữa nguyên liệu chỉ cần qua một lần xử lý nhiệt vừa đủ, giúp bảo vệ tối ưu cấu trúc đạm gần với trạng thái tự nhiên. Sữa được sản xuất từ quy trình này còn gọi là sữa mát, tốt cho việc tiêu hóa và hấp thu của trẻ, ngừa táo bón.
Vũ Đậu