Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách giúp trẻ giảm táo bón hiệu quả

(DS&PL) -

Trẻ bị táo bón ngồi bô hàng giờ mà vẫn không đại tiện được, mặt nhăn nhó, hay đau bụng và biếng ăn, thể trạng còi, thậm chí có lúc chảy máu hậu môn.

Trẻ bị táo bón ngồi bô hàng giờ mà vẫn không đại tiện được, mặt nhăn nhó, hay đau bụng và biếng ăn, thể trạng còi, thậm chí có lúc chảy máu hậu môn. Đây chắc hẳn cũng là vấn đề mà bà mẹ nào cũng từng phải đau đầu nghĩ cách giải quyết. Vậy làm thế nào để chấm dứt nhanh chóng tình trạng táo bón dai dẳng cho bé yêu?

Trước hết hãy cùng tìm hiểu táo bón là gì

Táo bón là một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, chiếm đến 10% trong tổng số các bé tới phòng khám. Trẻ được coi là bị táo bón nếu gặp phải các triệu chứng sau: Khó đại tiện, đau khi đại tiện, chất thải cứng và khô, thời gian giữa 2 lần đi ngoài quá dài hơn 3 ngày.

Đôi khi có trẻ bị táo bón lâu ngày lại đại tiện nhiều lần một ngày và đau bụng dai dẳng. Nguyên nhân là do phân được tích lại trong trực tràng, từ đó kích thích hậu môn, gây cảm giác buồn đi ngoài.

Mẹ cũng cần chú ý cách phân biệt táo bón và một số hiện tượng khác

Khá nhiều bà mẹ lo lắng đưa con đến phòng khám khi thấy bé mãi 4-5 ngày mới đại tiện một lần hoặc trước đây bé đại tiện 2-3 lần mỗi ngày thì nay bé lớn lên chỉ còn đi mỗi ngày 1 lần, v.v… Liệu các trường hợp đó có phải là táo bón hay không? Câu trả lời là: KHÔNG. Nếu bé 4-5 ngày mới đại tiện nhưng phân vẫn mềm, tơi xốp thì không gọi là táo bón. Tương tự, bé ngày càng lớn thì số lần đại tiện trong ngày càng giảm đi cũng là hiện tượng sinh lý bình thường.

Hiện tượng giả tướt ở trẻ nhỏ cũng dễ bị nhầm với táo bón. Giả tướt xảy ra khi phân chậm thải ra ngoài, số phân ứ đọng trong kết tràng dễ kích thích sự bài tiết các chất nước của niêm mạc. Và phân ra ngoài sẽ chia thành 2 phần rõ rệt: một phần rắn thành cục và một phần có nước riêng biệt.

Mẹ lưu ý phân biệt táo bón với tình trạng phân đói (ít phân) do trẻ ăn không đủ, ăn vào nôn ra, hay không chịu ăn.

Đâu là nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ nhỏ?

Do hệ thống tiêu hóa còn non trẻ lại trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên trẻ rất dễ mắc táo bón. Việc trẻ kén ăn, không chịu ăn rau củ quả nên thiếu lượng chất xơ cho cơ thể hoặc không uống đủ nước trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây táo bón. Giai đoạn trẻ bổ sung sắt, canxi hoặc dùng các thuốc như kháng sinh cũng dễ khiến trẻ bị táo bón. Nhưng nguyên nhân lớn nhất hay gặp ở trẻ lại là do yếu tố tâm lý. Việc bố mẹ can thiệp quá nhiều, tập đi vệ sinh cưỡng bức cho bé hoặc chứng sợ toilet làm bé nín nhịn, không đi tiêu. Lâu ngày tình trạng táo bón càng nặng nề, bé càng sợ đau, càng nhịn đại tiện, vòng luẩn quẩn lặp lại, kéo dài.

Táo bón gây ra những hậu quả xấu tới sức khỏe của trẻ

Táo bón khiến trẻ khó chịu vùng hậu môn, đau đớn, sợ sệt khi phải ngồi đại tiện quá lâu mà không đi ngoài được. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đau bụng, biếng ăn, thể trạng còi, mất ngủ, mệt mỏi…

Phân ở lâu trong trực tràng là nguồn cơn gây kích thích gây rối loạn thần kinh khiến trẻ dễ cáu kỉnh, bồn chồn, mất tập trung.

Nguy hiểm hơn, táo bón mạn tính làm cản trở tuần hoàn ở trực tràng, lâu lần sinh ra bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn do rặn nhiều.

Vậy khi trẻ bị táo bón, cha mẹ cần làm gì?

Cha mẹ cần kiên trì tập luyện cho trẻ thói quen đi tiêu hàng ngày, đúng thời gian, vừa giúp bé có phản xạ đi tiêu, vừa giúp loại bỏ phân không để ứ quá lâu trong trực tràng. Tuy nhiên khi thấy trẻ chưa có phản xạ đại tiện thì dừng lại, tiếp tục vào hôm sau chứ không nên cưỡng ép trẻ.

Thực đơn cho trẻ cần đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nhiều chất xơ từ trái cây, rau tươi như rau khoai lang, rau má, rau cải, mồng tơi, bưởi, đu đủ, cam quýt, chuối … và các loại ngũ cốc nguyên cám như mè, đậu xanh, đậu đen, gạo lứt… Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều tinh bột, sữa bò giàu lactose. Bé cần được uống đủ nhu cầu nước mỗi ngày, nhất là ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta.

Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ quan tâm tới các thực phẩm bổ sung chứa chất xơ tự nhiên và các loại dược liệu để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ nhỏ. Diếp cá vương Gold là một trong những thực phẩm bảo vệ sức khỏe được các bậc cha mẹ tin dùng cho con trẻ trong trường hợp táo bón, đại tiện khó, trẻ biếng ăn rau cần cung cấp thêm chất xơ…

Diếp cá vương Gold được tổng hợp từ thảo dược Diếp cá, Rau má tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ phòng và giảm triệu chứng táo bón cho trẻ. Đặc biệt thành phần FOS có trong sản phẩm là một prebiotic giúp tăng số lượng lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ổn định hệ tiêu hóa cho bé. Ngoài ra, Rau dền, Súp lơ xanh, L-Lysine HCl, Taurine, Thymomodulin, Magie gluconate vừa cung cấp chất xơ cho trẻ, vừa giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng trưởng chiều cao, phát triển trí não và thị lực.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Hotline tư vấn: 0982 498 826

Website tham khảo: diepcavuong.com

Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho phụ nữ có thai.

P.Q

Tin nổi bật