Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tam Quốc: Tào Tháo đã đào mộ của ai mà có thể nuôi quân suốt 3 năm?

(DS&PL) -

Bên cạnh hình tượng một nhà chính trị, quân sự tài ba nhưng gian hùng thời Tam Quốc, thế nhân không ít người còn gọi Tào Tháo là "Trộm mộ Trung lang tướng".

Bên cạnh hình tượng một nhà chính trị, quân sự tài ba nhưng gian hùng thời Tam Quốc, thế nhân không ít người còn gọi Tào Tháo là "Trộm mộ Trung lang tướng".

Tào Tháo còn được biết đến là "kẻ đào mộ".

Theo ghi chép, mỗi khi đào trộm mộ, Tào Tháo thường trực tiếp đến hiện trường chỉ huy binh lính và tay chân của mình, điều này khá hiếm gặp trong giới trộm mộ cổ. Lúc mới khởi binh trong tay, Tào Tháo lập hẳn một đội chuyên đào trộm mộ cổ và đặt chức Phát khâu Trung lang tướng.

Vào giai đoạn chiến tranh Tào - Viên thời Tam Quốc, Trần Lâm, một trong Kiến An thất tử đã giúp Viên Thiệu viết một bài hịch có tên "Vi Viên Thiệu hịch Dự Châu văn". Nội dung bài hịch sâu sắc và mạnh mẽ tới nỗi, Tào Tháo từ đó trở thành kẻ bị thiên hạ mắng chửi, phỉ báng. Thậm chí cũng nhờ bài hịch này, mà sau khi Viên Thiệu bị đánh bại, Trần Lâm được Tào Tháo giữ lại sử dụng vì quá mến mộ tài năng.

Ít ai biết, trong bài hịch văn đó, có nhắc đến việc Tào Tháo "đào mả quật kim", phạm vào điều đại kỵ trong truyền thống văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nội dung bài hịch còn chỉ rõ hành động cụ thể và sự bất nhân bất nghĩa Tào Tháo như thế nào.

"Lương Hiếu vương, anh em ruột với tiên đế, lăng mộ của người là nơi tôn quý, dẫu đến cây cối trên mả, cũng phải kính cẩn gìn giữ, thế mà Tháo đem tướng sĩ, khai quật phá áo quan, bỏ lộ thây, cướp lấy vàng báu, đến nỗi vua phải chảy nước mắt, dân sĩ phải đau lòng.

Nó (Tào Tháo) lại đặt ra quan trung lang tướng, đào mả quan hiệu uý bới vàng; đi đến đâu tàn hại đến đó, xương trong mả phải bới ra cả ngoài. Nó ở ngôi Tam công, làm việc trộm cướp, nhơ cả nước, khổ đến dân, làm hại cả người sống lẫn người chết. Vả lại chính sự tế toái thảm khốc, luật lệ bày ra thật nhiều, khác gì dò bẫy đầy cả khe, hang hố lấp cả đường, giơ tay mắc phải lưới, đụng chân vấp phải cạm. Cho nên ở Duyện, Dự có những người đau buồn, kinh đô có những nhời than vãn. Xem hết cả sử sách xưa nay, những kẻ làm tôi vô đạo, tham tàn ác nghiệt, đến Tháo là cùng" - trích "vi Viên Thiệu hịch Dự Châu văn".

Cổng vào lăng mộ Lương Hiếu Vương thời điểm hiện tại.

Tào Tháo không chỉ thực hiện các cuộc khai quật quy mô lớn tại những ngôi mộ của triều đại trước, ông còn thực hiện việc đó trên các ngôi mộ của hoàng gia đương triều, mà không bao giờ bận tâm đến việc mình là một cận thần Hán.

Trong đó, cuộc khai quật ngôi mộ của Lương Hiếu Vương được cho là lần Tào Tháo thu hoạch được nhiều nhất. Chính nhờ số vàng bạc châu báu trong khu mộ này đã giúp Tào Tháo có thể nuôi quân trong ba năm, vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất khi bắt đầu lập nghiệp, đặt nền tảng vững chắc cho bản thân để trở thành bá chủ một phương sau này.

Về ngôi mộ của Lương Hiếu Vương, giàu có thế nào, Tào Tháo đã lấy bao nhiêu của cải, hiện vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, từ những phong tục chôn cất của triều đại Đông Hán, sau khi hoàng đế băng hà, hoàng tử thường muốn chuyển mọi thứ đến "cung điện dưới lòng đất", để tiên đế có thể tiếp tục tận hưởng sự vinh quang và giàu có.

Tượng Lương Hiếu Vương Lưu Vũ.

Lương Hiếu Vương tên thật là Lưu Vũ, anh em ruột với Lưu Cảnh Đế Lưu Khải, thúc thúc của Hán Vũ Đế Lưu Triệt.

Nhà Hán thời Cảnh Đế nổ ra loạn 7 nước chư hầu. Ngô Vương, Sở Vương, Triệu Vương, Tế Nam Vương, Tri Xuyên Vương, Giao Tây Vương và Giao Đông Vương không phục Lưu Cảnh làm Hoàng đế, nên khởi binh tạo phản.

Lưu Hiếu Vương Lưu Vũ kiên quyết đừng về bên người anh em ruột Lưu Khải, tập trung binh lực trong địa phận của mình chống lại phản quân. Nhờ vậy mà Lưu Khải có được chút thời gian quý báu để điều động quân đội, Lưu Vũ cũng trở thành đại anh hùng dẹp loạn 7 nước chư hầu.

Một mực trung thành lại lập được đại công, Lưu Khải đã ban thưởng vô cùng hậu hĩnh cho Lưu Vũ, nhờ vậy mà ông có thêm phong ấp, mở rộng phía bắc đến Thái Sơn, tây tới Cao Dương, tổng cộng hơn 40 thành, trở thành chư hầu có lãnh thổ lớn nhất lúc đó.

Lưu Vũ còn rất được Thái hậu yêu mến, nhận đãi ngộ không khác gì Thiên tử, tự ý đặt phép tắc cho Lương Quốc, xây vườn Đông Uyển rộng hơn 300 dặm, xây dựng lại cung thất, quy mô hơn cả triều đình.

Vì vậy chẳng trách mà sau khi Lương Hiếu Vương Lưu Vũ qua đời, số tiền tài châu báu đi theo ông xuống lòng đất có thể giúp Tào Thảo đủ nuôi quân trong 3 năm.

Hoa Vũ (Theo Toutiao)

Tin nổi bật