Người đưa tin dẫn nguồn Fast Technology của Trung Quốc cho biết, người phụ nữ tên là Wang ở Chiết Giang, tin vào một bài thuốc dân gian phổ biến là tắm nắng lưng có thể "loại bỏ ẩm ướt và chữa bệnh".
Dựa trên niềm tin này, bà Vương, một người đã nghỉ hưu, đã nằm sấp trên sàn bê tông trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm vào ngày 12/7. Nhiệt độ mặt đất được báo cáo là vượt quá 40°C. Ngay sau khi trở vào nhà, bà ngã quỵ và bất tỉnh, khiến gia đình phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Các bác sĩ chẩn đoán bà Wang bị vỡ phình mạch não, một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng gây chảy máu bên trong não. Bà đã phải trải qua phẫu thuật mở sọ khẩn cấp để loại bỏ máu tụ. Dù ca phẫu thuật đã cứu sống bà, nhưng bà vẫn hôn mê sau đó và phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như sưng não, tràn dịch não và nhiễm trùng phổi.
Hiện tại, bà Wang đã dần hồi phục khả năng vận động và nói chuyện. Tuy nhiên, bà vẫn bị suy giảm nhận thức đáng kể, bao gồm mất trí nhớ, và hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc trong mọi hoạt động hàng ngày.
Ảnh minh họa.
Các bác sĩ đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ chống lại quan niệm sai lầm rằng tắm nắng có thể "làm đổ mồ hôi để khỏi bệnh."
Đặc biệt, người cao tuổi rất dễ bị say nắng do chức năng tuyến mồ hôi suy giảm. Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời còn gây mất nước, làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng, người cao tuổi cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:
Cần uống đủ nước: Nhu cầu nước trung bình 8 cốc / ngày (1,5 – 2,0 lít) người cao tuổi nên uống làm nhiều lần, không uống quá nhiều một lúc, cần uống đủ ngay cả khi không khát cơ thể người già kém nhạy cảm. Lưu ý, khi đang khát không nên uống nước đá, nước lạnh vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn so với thân nhiệt sẽ không tốt cho sức khỏe, dễ bị viêm họng, sặc vào đường hô hấp.
Người cao tuổi có thể uống các loại nước ép trái cây nhưng lưu ý ép xong uống ngay tránh để quá lâu dễ bị hư hỏng nhiễm vi khuẩn do trời nóng, người bị bệnh đái tháo đường nên ăn trái cây còn nguyên sẽ tốt hơn uống nước ép.
Cần tăng cường ăn rau quả: Nhóm rau quả rất cần cho người cao tuổi trong thời tiết nắng nóng này, ngoài lợi ích của chất xơ còn giúp bổ sung nguồn nước, vitamin và khoáng chất., lê, táo, mận. Các loại như rau má, rau đay, rau ngót, mướp, bầu, bí, khổ qua, cà chua. Thức ăn nên nấu mềm, tránh ăn quá mặn nhất là các người cao tuổi có bệnh tim mạch hoặc bệnh thận.Khi chế biến thức ăn tránh nêm nếm nhiều muối vì sẽ tăng nhu cầu nước nhiều hơn nhất là những người có bệnh tăng huyết áp, cũng hạn chế sử dụng các gia vị như gừng, ớt, hạt tiêu khi chế biến.
Về thịt cá chỉ cần ăn vừa đủ không nên ăn quá nhiều nhất là những người đã có bệnh lý về thận. Có thể thay một phần thịt cá bằng nhóm đậu hạt như ăn bữa xế một bát con chè đậu xanh, đậu đen nấu với một ít đường phèn mức ngọt nhẹ vừa phải cũng giúp bổ sung thêm năng lượng và giải nhiệt trong mùa nắng nóng (nếu bị đái tháo đường tránh dùng đường).
Người cao tuổi nên hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều chất béo như đồ hộp, lạp xưởng... Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, kể cả kem (để tránh viêm đường hô hấp), bánh, sữa đặc có đường...
Người cao tuổi tránh ăn quá no một lần để tránh bị khó tiêu đặc biệt bữa ăn tối nên cách xa giờ ngủ ít nhất 3 tiếng đồng hồ.
Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, ngoài ra, người cao tuổi cũng cần có chế độ sinh hoạt tập luyện phù hợp trong thời tiết nắng nóng, như: tránh ra ngoài đường vào khoảng thời gian từ 10h đến 17h, tập thể dục khi trời mát buổi sáng trước khi mặt trời lên hoặc buổi chiều khi đã hết nắng