Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Taliban ngày càng lớn mạnh, kiểm soát nhiều khu vực, khiến Afghanistan 'chao đảo' trước bước ngoặt nguy hiểm

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Tương lai của Afghanistan đang trở nên mờ mịt hơn khi nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài đang giảm sút trong khi Taliban lại lớn mạnh và quyết liệt hơn mỗi ngày.

Chiến binh Taliban. Ảnh: al Jazeera.

Ngày 11/8, giới chức Afghanistan xác nhận Taliban đã chiếm giữ TP.Faizabad, thủ phủ của tỉnh miền Bắc Badakhshan.

Sau nhiều ngày giao tranh, lực lượng an ninh đã hứng chịu sức ép dữ dội của Taliban vào tối 10/8 và phải thoái lui.

Theo thống kê, chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, Taliban đã chiếm 9 thủ phủ của 9 trong tổng số 34 tỉnh tại Afghanistan.

Trong khi đó, tại Kandahar, Helmand và một số tỉnh ở miền Nam, các cuộc giao tranh giữa quân chính phủ Afghanistan và Taliban vẫn đang diễn ra.

Một quan chức cấp cao của Liên minh Châu Âu (EU) cho biết Taliban hiện kiểm soát đến 65% lãnh thổ Afghanistan và tìm cách cô lập thủ đô Kabul khỏi các lực lượng ủng hộ truyền thống ở miền Bắc.

Từ tháng 5 vừa qua, Taliban đã tiến hành hàng loạt cuộc tấn công và chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn ở khu vực nông thôn của Afghanistan.

Việc chiếm được Kunduz là chiến thắng quan trọng nhất của Taliban. Từng hai lần rơi vào tay nhóm vũ trang trong các năm 2015 và 2016, thành phố với khoảng 300.000 dân này là cửa ngõ chiến lược ở miền Bắc Afghanistan, nằm giữa thủ đô Kabul và quốc gia láng giềng Tajikistan. 

Taliban nhân cơ hội lực lượng quốc tế rút lui đã tăng cường các hoạt động ở Afghanistan. Ảnh Getty Images.  

Các cuộc tấn công của Taliban diễn ra ngay sau khi Mỹ và các lực lượng nước ngoài bắt đầu tiến trình rút quân khỏi Afghanistan.

Thống kê từ Phái bộ Hỗ trợ Liên hợp quốc tại Afghanistan (UNAMA) cho thấy, xung đột đã khiến số dân thường thương vong tại Afghanistan trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng trong tháng 5 và tháng 6 vừa qua đã có gần 800 dân thường thiệt mạng và hơn 1.600 người khác bị thương. Không chỉ có vậy, hiện Afghanistan đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, với hơn 18,4 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo.

Thực tế, tình hình an ninh tại Afghanistan đang xuống cấp nghiêm trọng trong gần 4 tháng qua trong bối cảnh các lực lượng quân đội nước ngoài bắt đầu giai đoạn rút quân cuối cùng khỏi nước này.

Taliban đã tranh thủ điều kiện này để mở rộng các cuộc tấn công nhằm lấn chiếm lãnh thổ, đánh bật các lực lượng an ninh Chính phủ ra khỏi nhiều khu vực, tạo tâm lý hoảng sợ với dân chúng và chính quyền rằng sức mạnh của Taliban đang thực sự áp đảo và có thể tiến tới giành lấy đất nước trong một thời gian ngắn tới. Đây có thể coi là thời điểm bước ngoặt với tương lai của đất nước Afghanistan.

Theo một ủy ban của Liên Hợp Quốc, Taliban kiếm được gần 1,5 tỷ USD mỗi năm. Số tiền này thu được từ việc hợp tác với các băng đảng địa phương để buôn bán ma túy trong khu vực. Năm 2020, Taliban đã kiếm được hàng triệu USD từ khai thác và buôn bán khoáng sản, và thậm chí sản xuất ma túy tổng hợp. Lực lượng này cũng có hệ thống thu thuế riêng và nhận tài trợ từ nước ngoài.

Vị thế của Taliban đã thay đổi rất nhiều sau 20 năm kể từ khi xảy ra cuộc chiến tranh tại Afghanistan. Từ chỗ là một lực lượng vũ trang cực đoan có nhiều mối liên hệ với khủng bố, Taliban giờ đây có thể đường hoàng đối thoại với Mỹ, với Chính phủ Afghanistan và các cường quốc khác như một lực lượng chính trị- quân sự độc lập.

Ảnh minh hoạ.

Thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban năm 2020 làm sáng lên tia hy vọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến kéo dài bằng giải pháp chính trị và giảm khả năng Afghanistan một lần nữa trở thành nơi trú ẩn cho những kẻ khủng bố. Tuy vậy, các nỗ lực hòa bình dường như đã mất đà sau khi Mỹ rút quân.

Tướng Richard Barrons, một cựu chỉ huy quân sự cấp cao của Anh đã mô tả việc rút quân của phương Tây là một “sai lầm chiến lược” khi đang tạo cơ hội cho các nhóm vũ trang và khủng bố tái thiết lập lực lượng.

Mới đây, người đứng đầu Phái bộ Hỗ trợ của Liên hợp quốc (LHQ) ở Afghanistan Deborah Lyons cảnh báo, quốc gia Nam Á bị chiến tranh tàn phá này đang đứng trước “thảm họa”.

Phát biểu trực tuyến từ Kabul trước 15 thành viên Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, bà Lyons nhấn mạnh: “HĐBA cần đưa ra một tuyên bố rõ ràng rằng, Taliban phải ngừng ngay các vụ tấn công vào nhiều thành phố” tại Afghanistan.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật