Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Taliban bị 'dội gáo nước lạnh' khi không được phát biểu tại Liên Hợp Quốc

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Theo quyết định của Liên Hợp Quốc, người đại diện Afghanistan phát biểu tại sẽ là đại sứ của chính quyền cũ, không phải ứng viên được Taliban đề xuất.

Phiên Tranh luận Cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bắt đầu từ ngày 21/9 và kết thúc vào ngày 27/9, với đại diện của Afghanistan là người phát biểu cuối cùng.

Theo Liên Hợp Quốc, người đại diện cho Afghanistan phát biểu tại phiên họp là ông Ghulam Isaczai - đại sứ được chính quyền của cựu tổng thống Ashraf Ghani bổ nhiệm, đồng thời từ chối ứng viên được lực lượng Taliban đề nghị.

Phát ngôn viên Taliban Suhail Shaheen. Ảnh: AP

Hồi đầu tuần, quyền Bộ trưởng Ngoại giao Taliban Amir Khan Muttaqi đã yêu cầu được phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới. Ông Muttaqi đề cử phát ngôn viên Suhail Shaheen của Taliban tại Doha làm đại sứ Liên Hợp Quốc của Afghanistan.

Theo người phát ngôn Taliban, chính phủ của lực lượng này nên được Liên Hợp Quốc công nhận khi “biên giới, lãnh thổ và các thành phố lớn của Afghanistan đều nằm trong tầm kiểm soát" của lực lượng Hồi giáo.

Khi Taliban cầm quyền lần đầu năm 1996-2001, Liên Hợp Quốc từ chối công nhận chính phủ do họ thành lập và trao ghế đại sứ cho đại diện của Burhanuddin Rabbani, tổng thống Afghanistan năm 1992-1996. Sau khi lên nắm quyền lần hai ở Afghanistan, Taliban muốn được quốc tế công nhận và giúp đỡ tài chính để tái thiết đất nước bị tàn phá trong chiến tranh.

Tuy nhiên, nội các mới của Taliban khiến Liên Hợp Quốc rơi vào thế khó xử. Hơn 10 quyền bộ trưởng trong nội các lâm thời của Taliban đang nằm trong danh sách đen của Liên Hợp Quốc, theo AP.

Theo Tổng thư ký Guterres, các quốc gia có thể tận dụng yêu cầu được công nhận của Taliban để thúc đẩy một chính phủ hòa hợp và tôn trọng các quyền cơ bản ở Afghanistan, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Sau khi tiếp quản thủ đô Kabul ngày 15/8, Taliban đã thông báo thành lập chính phủ lâm thời vào ngày 7/9, bổ nhiệm các quyền bộ trưởng và một quyền thống đốc Ngân hàng trung ương Afghanistan (DAB).

Hiện cuộc khủng hoảng tài chính đang trở thành mối đe dọa đối với chính quyền Taliban. Nhiều nhân viên trong các cơ quan nhà nước vẫn chưa đi làm trở lại và nhiều người trong số đó đã nhiều tháng chưa được lĩnh lương và thực tế có hàng triệu người đang phải tìm cách xoay sở để bảo đảm duy trì cuộc sống.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật