Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao tấm bia trước lăng mộ Võ Tắc Thiên lại không khắc chữ nào?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Người đời sau vẫn còn nhiều tranh cãi về nguyên nhân việc tấm bia trước lăng mộ Võ Tắc Thiên lại không có chữ nào.

Võ Tắc Thiên là Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa. Từ một tài nhân trong cung, bà trở thành phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị và dần dần lên đến ngôi vị Hoàng đế.

Sau khi lên ngôi, mặc dù đã làm nhiều chuyện độc ác nhưng bà luôn là người củng cố sự thống nhất, bình định đất nước. Trong 15 năm cai trị (từ năm 690 - 705) với tôn hiệu Thánh Thần Hoàng đế, Võ Tắc Thiên đã góp phần mở mang lãnh thổ Trung Quốc, tập trung phát triển kinh tế, khuyến khích phát triển Phật giáo.

Một góc tại Càn lăng- nơi an nghỉ của  Võ Tắc Thiên. Ảnh: China Highlights

Càn Lăng, nơi an nghỉ của Võ Tắc Thiên và Hoàng đế Đường Cao Tông tọa lạc trên đỉnh núi Lương Sơn, nay trở thành công trình kiến trúc nổi tiếng thuộc huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Theo ghi chép của lịch sử học, kham dư thời Đường tin rằng núi Lương Sơn hợp với nữ mệnh. Vì vậy khi Võ Tắc Thiên qua đời, đã chọn núi Lương Sơn làm nơi an nghỉ vạn niên thọ thành cùng chồng là Hoàng đế Đường Cao Tông.

Tại lăng mộ của Võ Tắc Thiên, tấm bia không chữ vô cùng lớn, cao khoảng 8 mét, nặng khoảng 99 tấn luôn khiến thế hệ sau phải xôn xao bàn tán. Tấm bia đối lập hoàn tới với tấm bia khắc chi chít chữ ngay bên cạnh của Đường Cao Tông.

Những phỏng đoán

Không ghi bất cứ chữ gì trên bia mộ của Võ Tắc Thiên.

Có một số người phỏng đoán tâm ý của Võ Tắc Thiên, đưa ra 3 cách giải thích cho tấm bia không chữ của vị nữ hoàng đế.

Thứ nhất, Võ Tắc Thiên cảm thấy công lao của mình quá lớn, văn bia dù dài thế nào cũng không thể kể hết công lao vĩ đại của mình.

Trong cuốn "Giản biên lịch sử Trung Quốc", Phạm Văn Lan từng viết: "Võ Tắc Thiên là một chính trị gia vừa mạnh mẽ, vừa tháo vát". Sau năm 660, Võ Tắc Thiên tham gia công việc triều chính, mặc dù Đường Cao Tông là một hoàng đế bù nhìn nhưng dưới sự cai trị của bà, các thế lực quan lại mục nát không hoành hành và cũng không gây ra loạn lạc vì tranh giành ngôi vị, đất nước thống nhất, thịnh vượng".

Thứ hai, Võ Tắc Thiên cảm thấy tội nghiệt của mình quá nặng, cho nên không dám khắc tiểu sử của mình lên bia đá.

Nắm quyền trong tay, Võ Tắc Thiên quay lại trừng phạt những người từng phản đối bà. Có đại thần phải chọn lấy cái chết, có người may mắn hơn chỉ bị giáng chức, cách chức. Theo Sách Tư trị thông giám, Đường Cao Tông mắc bệnh nặng nên đã giao hết việc triều chính cho Võ Tắc Thiên quản lý. Cao Tông vốn không có chính kiến, về sau nghe lời các triều thần tố Võ Tắc Thiên lạm quyền để định phế Hoàng hậu. Nhưng vụ việc nhanh chóng đến tai Võ Tắc Thiên, khiến cho chiếu thư dù đã soạn nhưng không bao giờ được ban ra.

Năm 683, Đường Cao Tông băng hà. Võ Tắc Thiên lần lượt đưa hai con trai của mình lên ngôi hoàng đế nhưng hai vị vua này rút cục đều không vừa lòng bà. Võ Tắc Thiên tìm cách phế truất Trung Tông và giam lỏng Duệ Tông, để tự mình thiết triều với danh nghĩa Thái hậu.

Bên cạnh việc say mê quyền chức, những bí ẩn chưa rõ thực hư như ra tay sát hại con ruột hay thẳng tay giết hại các đại thần khiến bà không vừa ý đều khiến Võ Tắc Thiên trở thành một trong những vị nữ hoàng "tai tiếng" nhất lịch sử Trung Hoa.

Võ Tắc Thiên trên phim.

Thứ ba, Võ Tắc Thiên cố tình làm vậy, nhường lại phần đánh giá về mình cho người đời sau bình luận.

Theo quan điểm này, Võ Tắc Thiên rất tự hào về bản thân mình. Không chỉ là một người thuộc hàng nữ lưu sẵn sàng tranh giành chính trị, Võ Tắc Thiên còn rất xuất sắc khi đạt tới đỉnh cao của quyền lực của xã hội phong kiến Trung Hoa.

Bà muốn người đời công bằng bình xét tài năng văn trị võ công của bà. Ngoài ra, bà còn muốn khẳng định kết luận của người con trai thứ ba Lý Hiển về bà là không khách quan, không công bằng. Vì vậy, Võ Tắc Thiên muốn giao hết công tội cả đời mình cho người đời sau phán xét.

Lý do khác là gì?

Thoạt nhìn, ba giả thuyết lưu truyền trong dân gian trên đều có những lý lẽ thuyết phục riêng, song cũng có phần vô căn cứ, bởi tấm bia không chữ này được dựng lên sau khi Võ Tắc Thiên băng hà bởi Hoàng đế khi ấy là Lý Hiển.

Nếu bia không chữ không phải làm theo ý của Võ Tắc Thiên, vậy thì ba cách giải thích được nêu ra trước hiển nhiên đều không còn giá trị.

Nhưng theo lễ chế của Trung Quốc cổ đại, trước mộ của Hoàng đế không nên dựng bia mộ, bởi Hoàng đế là thiên tử, công lao của họ sao có thể dùng một văn bia bé nhỏ để kể lại?

Do đó, người có thân phận đặc biệt như Hoàng đế cũng không cần phải dựng bia mộ. Tại sao Lý Hiển lại làm trái lễ chế, dựng một tấm bia cao to cho mẹ mình?

Hoàng đế Lý Hiển trên phim.

Với Hoàng đế Lý Hiển mà nói, dựng một tấm bia mộ lớn dễ như trở bàn tay, nhưng viết gì lên bia lại không phải là chuyện đơn giản, bởi cuộc đời Võ Tắc Thiên tràn đầy mâu thuẫn.

Về tính cách, bà vừa hà khắc vừa ôn hoà. Với kẻ địch, bà ra tay độc ác; với đại thần, bà lại rất trọng tình cảm.

Về mặt chính trị, bà trọng dụng những viên quan hà khắc, trở thành một vết nhơ lớn trong lịch sử cầm quyền; nhưng bà cũng cải cách khoa cử, dùng đúng người đúng việc, tuyển chọn ra rất nhiều nhân tài.

Theo đó, Lý Hiển không hề biết nên đánh giá như thế nào về mẹ mình, chữ khắc trên bia Võ Tắc Thiên cũng bị trì hoãn hết lần này tới lần khác.

Tới tận khi Lý Hiển băng hà, ông cũng chưa làm xong văn bia cho Võ Tắc Thiên. Về sau Lý Đán, Lý Long Cơ lần lượt bước chân lên vũ đài lịch sử, việc làm văn bia cho Võ Tắc Thiên bị dẹp sang một bên, văn bia cũng bị bỏ mặc.

Vậy là bia không chữ đã được dựng phía trước Càn lăng, trở thành một biểu tượng lớn của Võ Tắc Thiên.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật