Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao chưa cấm học sinh hút Shisha như cấm hút thuốc lá?

(DS&PL) -

Shisha có thành phần chủ yếu là mật ong, lá và rễ cây được ướp hương các loại trái cây... nên không thể áp dụng các quy định của pháp luật về phòng, chống hút thuốc.

Shisha có thành phần chủ yếu là mật ong, lá và rễ cây được ướp hương các loại trái cây... nên không thể áp dụng các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Mới đây, cuối tháng 3/2017, Công an phường Điện Ngọc, TX.Điện Bàn (Quảng Nam) đã phối hợp với trường trung học cơ sở Dũng Sĩ Điện Ngọc phát hiện 17 học sinh sử dụng shisha, thuốc lá điện tử tại trường học.

Thực tế trong thời gian qua, cơ quan công an và trường học đã phát hiện rất nhiều trường hợp học sinh sử dụng shisha, gây hoang mang cho các phụ huynh học sinh vì ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các em.

Ảnh minh họa.

Mặc dù việc học sinh hút shisha trong trường học đã gây những tác hại rất rõ ràng, tuy nhiên có một nghịch lý được Luật sư Nguyễn Anh Thơm – Trưởng văn phòng Luật sư Nguyễn Anh chỉ ra rằng: shisha hiện vẫn chưa bị cấm sử dụng, vì vậy chưa có chế tài cụ thể để xử lý các em học sinh mua bán và sử dụng Shisha.

Luật sư Thơm cho biết, theo quy định tại khoản 1, điều 2, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012, thì thuốc lá được định nghĩa là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.

Trong khi đó, shisha có thành phần chủ yếu là mật ong, lá và rễ cây được ướp hương các loại trái cây như nho, cam, táo, dâu... nên không thể áp dụng các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá trong trường hợp này.

“Shisha không chứa chất kích thích, không phải là ma túy nên không nằm trong danh mục các chất bị cấm sử dụng” – Luật sư Thơm cho biết.

Từ nghịch lý này, Luật sư Thơm cho hay, rất khó để cơ quan chức năng xử lý những trường hợp các em học sinh sử dụng shisha, bởi nó không phải thuốc lá để cấm.

Luật sư Thơm kiến nghị, với những tác hại không tốt từ việc sử dụng shisha gây ra cho sức khỏe con người, nhà nước có thể xem xét để bổ sung shisha vào danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.

“Tương tự như thuốc lá, nhà nước cần có những quy định kiểm soát hoạt động mua bán, sử dụng shisha như: nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán shisha; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi để mua bán shisha; bán, cung cấp shisha cho người chưa đủ 18 tuổi; quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ, tiếp thị shisha; việc vận động, ép buộc người khác sử dụng shisha...” – Luật sư thơm nêu quan điểm.

Theo Luật sư Thơm, việc bổ sung quy định cấm người dưới 18 tuổi hút shisha là tiền đề để cơ quan chức năng quản lý và xử lý vi phạm, thay vì hiện tại, việc nghiêm cấm chỉ dừng lại ở quy định của nhà trường.

Những tác hại của shisha

Shisha gây nhiều bệnh hơn thuốc lá. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy mỗi lượt hút shisha thường kéo dài hơn 40 phút. Trong một lượt hút shisha kéo dài một giờ, một người có thể sẽ hít nhiều gấp 100 - 200 lượng khói và nhiều hơn 70% lượng nicotine so với hút một điếu thuốc lá.

Hơn nữa nước trong bình shisha không lọc được các thành phần độc hại trong khói thuốc, do đó hút shisha trong thời gian dài có thể mắc các bệnh sau:

 Nguy cơ ung thư phổi, lao phổi là rất lớn (gấp năm lần người không hút ), ung thư vòm miệng, lưỡi, phát triển ung thư dạ dày;

Nhiễm khuẩn: bình nước trong shisha còn là nơi tiềm ẩn rất nhiều vi trùng có thể gây bệnh lao, nhất là khi nhiều người sử dụng chung. Viêm gan A và B là những bệnh rất dễ lây truyền bởi ống hít shisha.

Khả năng gây nghiện:

Chính nicotine trong shisha gây nghiện cũng giống như thuốc lá. Shisha “biến tướng” thường đi kèm những hương vị khác nhau làm cho người sử dụng không biết họ có thể bị nghiện sau khi dùng một thời gian. Sau một thời gian hít shisha, phần lớn con nghiện đều rơi vào cảm giác mơ ảo và lệ thuộc về mặt tinh thần, trầm cảm. Từ đó sinh ra tiêu cực trong suy nghĩ và dễ tự tử khi thất vọng hoặc chán nản.

Ngoài ra, trên thị trường xuất hiện trôi nổi các mặt hàng thuốc shisha không rõ nguồn gốc khi hút vào sẽ gây cảm giác đau đầu, buồn nôn và lâu dài sẽ gây ra tình trạng đãng trí.

Nếu chỉ hút shisha không thì tác hại sẽ không quá lớn. Nhưng thông thường, đã là “dân chơi” hút shisha thì họ thường bỏ vào mỗi bình hút thêm các chất khác như heroin, rượu… để tăng độ “phê”.Chính những chất này cộng với shisha đã gây ra những tác hại khôn lường như trên.



Tin nổi bật