Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao 1/4 được gọi là ngày “Cá tháng Tư” mà không phải con vật khác?

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Mọi người vẫn thường gọi ngày 1/4 là ngày “Cá tháng Tư” nhưng không phải ai cũng giải thích được vì sao lại có cách gọi như vậy.

Cho tới tận ngày nay, nguồn gốc của ngày “Cá tháng Tư” vẫn còn gây tranh cãi với nhiều dị bản khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn đều thống nhất rằng nguồn gốc của ngày nói dối là từ nước Pháp.

Cụ thể, vào năm 1564, vua Charles IX quyết định cải cách niên lịch, đưa ngày tết truyền thống của nước Pháp từ cuối tháng 3 trở về ngày 1/1. Trước đó, người dân Pháp thường đón mừng năm mới từ 25/3 – 1/4, thời điểm bắt đầu mùa xuân vì 21/3 là ngày Xuân phân.

Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng đón nhận hệ thống lịch mới của vua Charles IX. Ngoài ra, ở Pháp thời điểm đó chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên một bộ phận những người dân thôn quê nước này vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ.

Một số người vẫn nồng nhiệt chào đón năm mới vào ngày 1/4 như thường lệ và bị bạn bè trêu đùa gọi là April's Fool (Chàng ngốc tháng Tư). Ngày 1/4 trở thành một ngày nhiều niềm vui khi mọi người nhận ra mình nhầm lẫn và cười xòa.

Dần dần, ngày này trở thành một nét văn hóa ngộ nghĩnh, khiến mọi người vui vẻ và gần gũi nhau hơn, ai nấy đều cất công nghĩ ra những trò đánh lừa hoặc nói dối vui.

Không phải ai cũng giải thích được vì sao ngày 1/4 được gọi là ngày "Cá tháng Tư" mà không dùng con vật khác thay thế. Ảnh minh họa

Về lý do vì sao ngày nói dối 1/4 lại được gọi là “Cá tháng Tư”, có nhiều cách giải thích khác nhau.

Khái niệm "poisson d’avril" (April fools - sự ngớ ngẩn tháng tư, trong nghĩa văn học tiếng Pháp là Cá tháng Tư) lần đầu được nhắc đến bởi nhà thơ người Pháp Eloy d'Amerval (1455-1508). Đây được xem là nguyên bản dành cho khái niệm “Cá tháng Tư”.

Sở dĩ nhà thơ Eloy d'Amerval gọi như vậy là vì tháng Tư được xem là tháng của cung song ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau.

Bên cạnh đó, tháng Tư cũng là thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Do đó, “Cá tháng Tư” trở thành khái niệm ám chỉ sự khù khờ.

Một cách lý giải khác là vào thế kỷ XVI, quà tặng thường là thức ăn. Thời gian đầu tháng 4 cũng là mùa ăn chay của người theo Thiên Chúa giáo. Họ không được phép ăn thịt động vật trên cạn, chỉ được phép ăn cá. Một trong những trò nghịch ngợ ngày 1/4 là tặng nhau cá giả.

Về sau, trẻ em châu Âu thường chọc ghẹo người khác trong ngày “Cá tháng Tư” bằng cách viết vài dòng chữ nhạo báng lên một con cá bằng giấy rồi tìm cách dán nó lên lưng đối tượng. Trò đùa này dần dà được phát triển "ngày nói dối".

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật