Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tai nạn đuối nước ở trẻ em liên tục xảy ra, chuyên gia lưu ý khi tiến hành cấp cứu

(DS&PL) -

TS Tạ Anh Tuấn lưu ý các bậc phụ huynh cần có những kiến thức cơ bản để phòng tránh và cấp cứu trẻ nếu không may bị đuối nước.

Trao đổi với VTC News, TS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong tháng 7/2022, đơn vị y tế này đã tiếp nhận gần 10 trẻ đuối nước, trong đó có trẻ tổn thương phổi nặng, suy đa tạng phải lọc máu, thậm trí có trẻ đã tử vong.

Theo vị chuyên gia, vào dịp hè mỗi năm, tỷ lệ trẻ đuối nước ở trẻ có xu hướng gia tăng. Dù các thông tin về đuối nước từ cảnh báo đến cách sơ cứu được truyền thông rất nhiều nhưng tỷ lệ trẻ đuối nước vào viện cấp cứu trễ, sơ cứu sai vẫn không giảm.

Theo bộ Lao động - thương binh và xã hội, đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ em bên cạnh tai nạn giao thông, hóc dị vật, điện giật, ngã, bỏng… So với các nước phát triển, trẻ em Việt Nam tử vong gấp 10 lần các nước phát triển, theo Tuổi trẻ.

Hình ảnh trẻ cấp cứu vì đuối nước. Ảnh: VTC News.

Điều gì xảy ra khi trẻ đuối nước?

Theo PGS TS Hoàng Bùi Hải - Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, không chỉ người không biết bơi, nhóm quá tự tin về khả năng bơi của mình cũng có nguy cơ đuối nước cao.

Một số nhóm cũng có nguy cơ đuối nước là người sử dụng rượu, bia và ma túy; trẻ em bơi lội không có người lớn giám sát; người có bệnh khác kèm theo như chấn thương, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, vị chuyên gia lưu ý trẻ em hoặc người lớn bị động kinh, rối loạn phát triển tâm thần, hành vi; người có rối loạn nhịp tim không được phát hiện hoặc mắc hội chứng tăng thông khí khi bơi gây co quắp chân tay... cần lưu ý đề phòng tai nạn dưới nước.

PGS Hải nêu khái niệm: "Đuối nước là một dạng ngạt, do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước".

Ảnh minh họa.

Ông cho hay khi ngạt nước, nạn nhân sẽ ngừng thở, tim đập chậm lại theo phản xạ. Tình trạng ngừng thở tiếp tục dẫn đến thiếu oxy máu, gây tăng nhịp tim, huyết áp. Hậu quả cuối cùng là nhịp tim chậm dần lại, rối loạn nhịp, ngừng tim và tử vong.

Người bị đuối nước thường có biểu hiện khó thở, đau sau xương ức, thở nhanh, tăng tiết đờm lẫn máu… "Một số trường hợp nặng hơn có thể tím tái, mất ý thức, co giật, rối loạn nhịp tim, giảm huyết áp…", Tri thức trực tuyến dẫn lời bác sĩ Hải.

Những điều phụ huynh cần lưu ý khi cấp cứu trẻ đuối nước

TS Tuấn cho rằng, các bậc phụ huynh có những kiến thức cơ bản để phòng tránh và cấp cứu trẻ nếu không may bị đuối nước.

- Trẻ bị đuối nước sau khi đưa lên bờ có thể tỉnh hoặc bất tỉnh, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ ngay lập tức, sau đó đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng trong tư thế đầu thấp.

- Cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm cho trẻ bằng chăn mền hoặc vải, áo quần khô để tránh trẻ bị hạ thân nhiệt. Trước đó, cần đảm bảo lấy sạch đờm dãi và các dị vật ở miệng và mũi.

- Khi thực hiện, người sơ cứu cần hết sức bình tĩnh, không làm tổn thương thêm đường hô hấp của trẻ.

- Đánh giá trẻ bằng cách nhìn, nghe và cảm nhận: lay gọi, quan sát lồng ngực trẻ không thấy di động hoặc nếu trẻ bất tỉnh, cần tiến hành hồi sức tim phổi ngay lập tức.

Cách hô hấp nhân tạo cho trẻ đuối nước

- Thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt liên tục 2 lần cùng với xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Hai bàn tay chồng lên nhau và đặt giữa ngực trẻ, ấn mạnh xuống khoảng 2 - 3cm với nhịp điệu 2 lần/giây.

- Ngay sau khi hô hấp nhân tạo, cần kiểm tra mạch đập của trẻ tại một trong các vị trí như mạch quay ở cổ tay, mạch cảnh ở cổ và mạch bẹn hoặc sờ vào lồng ngực trái để cảm nhận xem tim còn đập không.

- Khi không bắt được mạch hoặc thấy tim ngừng đập cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực kèm theo hô hấp nhân tạo. Trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, cần đặt trẻ tư thế dẫn lưu nghiêng đầu trẻ sang bên, trẻ có thể tự thở trở lại.

Cần gọi hỗ trợ cấp cứu 115 hoặc các chuyên gia/bác sĩ quen biết.

Ảnh minh họa.

Những hành động có thể làm cho trẻ nặng hơn

- Vác ngược trẻ chạy sẽ làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở. Nếu không biết bơi không cố gắng nhảy xuống nước sẽ nguy hiểm tính mạng đến người cứu.

- Xoa bóp tim ngoài lồng ngực hãy bình tĩnh không ấn ngực quá mạnh sẽ gây chấn thương phổi.

TS Tuấn lưu ý, vác cơ sở y tế tiếp nhận trẻ đuối nước ban đầu khi điều trị tuân thủ nguyên tắc sơ cứu ngừng tuần hoàn, hội chẩn với các chuyên gia trong quá trình cấp cứu trẻ, chỉ chuyển viện khi bệnh nhân ổn định, liên hệ với bệnh viện định chuyển đến, vận chuyển bệnh nhân an toàn.

Gia đình bệnh nhân bình tĩnh hợp tác với cơ sở y tế điều trị bệnh nhân ổn định về các chỉ số sống mới chuyển bệnh nhân, nếu không sẽ làm cho tình trạng tổn thương não nặng hơn.

Cách phòng tránh đuối nước ở trẻ em

- Nhà trường và gia đình nên có các chương trình dạy kỹ năng sống cho trẻ đặc biệt là dậy bơi cho trẻ.

- Khi cho trẻ đến các bể bơi người lớn cần giám sát trẻ cẩn thận, đặc biệt ở các bể bơi hiện nay thiết kế có các độ sâu khác nhau khi tắm, trẻ nghịch sẽ bị hụt chân vào khu vực nước sâu gây đuối nước.

- Cha mẹ không để trẻ đi bơi một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm để giám sát trẻ. Khi đi bơi tuân thủ các biển chỉ dẫn nguy hiểm và các nội quy ở bể bơi, bãi tắm. Không nên đi bơi khi trời tối, ăn uống khi đi bơi vì dễ gây sặc.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật