Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tá hỏa vì đùi gà, thịt lợn luộc, cơm bỗng dưng đổi màu xanh lè, đỏ như máu

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mua đùi gà về rán cho các con ăn, anh Phương tá hỏa khi dùng đũa để ép vào miếng gà đang rán thì thấy nước màu xanh chảy ra...

(ĐSPL) - Mua đùi gà về rán cho các con ăn, anh Phương tá hỏa khi dùng đũa để ép vào miếng gà đang rán thì thấy nước màu xanh chảy ra...

Thông tin trên báo Vietnamnet, anh Trần Phương trú tại tổ 2, phường Quyết Tâm, TP. Sơn La cho biết: “Ngày 4/7, tôi có ra chợ Tây Bắc để mua đùi gà vì các con tôi thường có sở thích ăn những món này. Sau khi quan sát bên ngoài thấy thực phẩm gà của người bán thấy bình thường nên tôi đã mua về nhà. Rửa sạch sẽ thực phẩm mới mua về tôi cho vào chảo đến rán, lúc rán tôi có đậy vung”.

“Được khoảng ít phút sau đó, tôi có mở nắp vung đậy chảo ra thì tá hỏa phát hiện chảo dầu một màu xanh khác thường. Quá bất ngờ về sự khác thường này, tôi có dùng đũa để ép vào miếng gà đang rán thì thấy nước màu xanh chảy ra.

Màu xanh này giống như màu nước rau muống luộc để nguội. Thấy vậy, tôi đã chụp ảnh cũng như quay clip lại và đưa lên mạng để cảnh báo với mọi người”, anh Phương kể lại.

Thịt gà chuyển màu xanh sau khi rán. (Ảnh: Vietnamnet).

Anh Phương cho biết thêm: “Tôi cũng đã nhắc người nhà giữ lại miếng thịt gà đó để theo dõi thêm xem có những bất thường gì xảy ra nữa không. Đồng thời, tôi cũng đã nhờ bạn làm bên chuyên ngành về thực phẩm đến kiểm tra về xét nghiệm về thịt gà có dấu hiệu lạ này”.

Để thông tin thêm về sự việc này, anh Phương cũng đã đưa ra clip quay lại chảo dầu rán gà xuất hiện sự khác thường. Đồng thời đã đưa miếng thịt gà cho người bán để họ đem đi kiểm nghiệm. Khi có thông tin sẽ phản hồi lại.

Sáng nay 6/7, trao đổi với PV, TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa HN), cho hay đây là một hiện tượng bất thường chưa thể lý giải.

TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, hôm qua 5/7, Chi cục VSATTP Sơn La cũng có điện thoại trao đổi với ông phản ánh về tình trạng này. Tuy nhiên theo TS Thịnh thì đây là một hiện tượng cần phải theo dõi, khảo sát cụ thể và nếu trong trường hợp nó lặp đi lặp lại nhiều lần, có cơ sở thì mới đưa ra kết luận được còn ngược lại thì đó có thể là một hiện tượng ngẫu nhiên, bất thường như trước đây từng có hiện tượng người dân nấu cơm chuyển thành màu đỏ.

Báo VnExpress đưa tin, đầu tháng 4, ông Trần Quang Thái ở huyện Bình Chánh, TP HCM, phản ánh phát hiện cơm trong nồi đổi từ màu trắng sang đỏ quạch như máu sau khi để qua đêm. Gạo được ông mua gần chợ Bình Chánh. Hàng xóm thấy kỳ lạ nên lấy một ít gạo về nấu thử, để qua hôm sau cũng thấy hiện tượng chuyển sang màu đỏ tương tự.


Nghi ngờ gạo đã bị ngâm hóa chất, ông Thái đưa lượng gạo còn lại đi giám định ở Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3. Kết quả ghi nhận: Ngoại quan các hạt gạo dài, màu trắng ngà, hơi trong. Các kỹ thuật viên sử dụng phương pháp phân tích bằng phổ hồng quang (IR) và phổ huỳnh quanh tia X (XRF) nhận thấy mẫu gạo có thành phần chính là carbohydrate, protein, ngoài ra không phát hiện các chất lạ khác. Tất cả gạo sau khi nấu chín mềm, dẻo, màu trắng, dù để qua đêm ở nhiệt độ phòng hay trong tủ lạnh, cơm vẫn không có hiện tượng đổi màu.

Đại diện trung tâm giám định kết luận "Mẫu nêu trên không chứa các hóa chất lạ, không có hiện tượng đổi màu so với màu tự nhiên của gạo và cơm sau khi được nấu chín". Tuy nhiên lượng mẫu quá ít, không đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu vi sinh, hóa lý khác.

Dựa vào kết quả phân tích trên, tiến sĩ Phan Thế Đồng, giảng viên Khoa Khoa học và Công nghệ, Đại học Hoa Sen, TP HCM, cho rằng hiện tượng cơm để qua đêm đổi màu mà người dân ở huyện Bình Chánh phản ánh có thể do 2 nguyên nhân. Thứ nhất là nhiễm vi khuẩn Serratia marcessens hoặc nấm mốc Monascus ở mức độ cao nên mới đổi màu nhanh. Thứ hai là trong quá trình bảo quản cơm có người cho nhầm nước canh hoặc nước luộc rau có màu như rau dền, củ dền vào nồi nên dẫn đến hiện tượng "đổi màu".

Tiến sĩ Đồng giải thích vi khuẩn Serratia marcessens khi phát triển có thể sinh ra màu đỏ y hệt như "màu máu" như miêu tả của người dân ở huyện Bình Chánh. Loài này thường có mặt trong đất, nước, cây, động vật, phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt như sàn nước nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc sàn nước nhà bếp. Đây là vi khuẩn gây bệnh chủ yếu ở mắt người như viêm kết mạc, viêm giác mạc, nhiễm trùng ống dẫn nước mắt, cũng có thể gây viêm tủy xương, viêm phổi, viêm não nhưng không phổ biến.

"Bức ảnh người dân chụp cho thấy chỉ có cơm trong hộp nhựa bị chuyển màu đỏ còn trong nồi thì không bị. Có thể cơm khi được cho vào hộp để cất thì bị nhiễm vi khuẩn này, gặp điều kiện thích hợp về độ ẩm và nhiệt độ chúng phát triển rất nhanh. Một loài vi khuẩn phổ biến trong một vùng có thể gây ra hiện tượng tương tự ở các gia đình", ông Đồng nhận định.

Tiến sĩ Đồng cho biết, một loại vi sinh vật khác cũng sinh ra sắc tố đỏ là nấm mốc Monascus. Loài này thường được nuôi cấy để lấy màu dùng trong thực phẩm hoặc lên men chao đỏ. Tuy nhiên màu này không giống với màu đỏ tươi của cơm như mô tả trên.

Ngày 7/3, bà Châu Thị Hậu, cán bộ của Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Nam tổ chức liên hoan cho cơ quan nhân ngày 8/3. Bà ra chợ mua 0,7 kg thịt lợn để làm bún mắm. Theo lời bà Hậu, thịt được mua vào khoảng 11h trưa 7/3 rồi bỏ vào tủ lạnh tại cơ quan, khoảng 15h thì mang ra luộc.


“Trước khi luộc đã rửa kỹ bằng nước muối. Thịt được luộc kỹ, chín sau đó xắt lát và không thấy dấu hiệu bất thường. Mọi người vui vẻ ăn và để dành một tô cho bảo vệ cơ quan vì người này vắng mặt”, bà Hậu nói.

Tô bún dành cho bảo vệ để trong lồng bàn nhưng tối đó anh này không ăn. Sáng 8/3, mọi người đến cơ quan phát hiện những miếng thịt trên tô bún đã đổi màu đỏ. Nhiều người sau đó chụp hình và đưa lên Facebook, thu hút nhiều bình luận hoang mang về chất lượng và nguồn gốc của thịt lợn. Nhiều người cho rằng, số thịt này là thịt bẩn được tẩm hóa chất.

Theo bà Hậu, số thịt này bà mua của một người quen bán ở chợ Thương mại. Sau khi xảy ra sự việc, bà Hậu ra chợ hỏi và được biết thịt được lấy từ làng quê, của lò mổ nhỏ lẻ. “Đây là mối mua lâu năm nên rất tin tưởng. Hôm đó có 15 người trong cơ quan cùng ăn và có 1 người sau đó bị đau bụng nhẹ”, bà Hậu nói.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

 

 

Tin nổi bật