Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sốc: Hàng loạt nội dung khiêu dâm trá hình video cho trẻ tràn lan trên Youtube

(DS&PL) -

Nhiều bậc phụ huynh xôn xao về việc các video khiêu dâm trá hình chương trình đang tràn ngập trên Youtube Kids (dành riêng cho trẻ em) với cách tiếp cận dễ dàng.

Gần đây, nhiều bậc phụ huynh xôn xao về việc các video khiêu dâm trá hình chương trình đang tràn ngập trên Youtube Kids (dành riêng cho trẻ em) với cách tiếp cận không thể dễ dàng hơn.

Những đoạn video với hình ảnh phản cảm của một số người mẹ - Ảnh: Youtube

Một vấn nạn không mới

Sử dụng những tên gọi với các từ khóa dành cho gia đình và trẻ em, hình ảnh đại diện thậm chí khá thân thiện chính là thủ đoạn được nhiều nhóm người xây dựng nội dung video khiêu dâm sử dụng để quảng bá kênh Youtube tới trẻ em.

Các đoạn clip ghi lại cảnh một số bà mẹ châu Á chơi với con hoặc làm việc nhà trong tư thế phản cảm hoặc trang phục thiếu vải có nhan đề dễ thương hoặc gần gũi với trẻ khiến nhiều phụ huynh thực sự “giật mình” bởi không biết con em có vô tình xem phải loại video khiêu dâm trá hình này.

Năm 2016-2017, một làn sóng phẫn nộ và phản đối nhắm tới Youtube đã buộc kênh này phải rà soát lại toàn bộ nội dung với các từ khóa là tên nhân vật hoạt hình được các bé yêu thích như công chúa Elsa, Người Nhện, Người khổng lồ Hulk… nhưng chứa nội dung phản cảm và bạo lực cũng như trang phục biến tấu kệch cỡm.

Một video với nội dung hết sức phản cảm với trẻ em - Ảnh: Youtube

Không chỉ là những video dàn dựng hoặc quay lại với người thật, mạng xã hội Reddit từng xôn xao trước bài viết của một blogger nổi tiếng về bí mật trong những công ty sản xuất hoạt hình nội dung bạo lực cho trẻ.

Video một số nhân vật hoạt hình quen thuộc như chuột Mickey, mèo Tom hay vịt Donald sử dụng vũ khí hết sức bạo lực và trần trụi lại được gắn những cái tên dễ gây hiểu lầm và cuốn hút trẻ nhỏ.

Những thủ đoạn tinh vi

Trên thực tế, đây không phải là một vấn nạn mới đối với các bậc phụ huynh am hiểu về công nghệ, đặc biệt là ở thành thị. Theo một khảo sát của CNN, độ tuổi trung bình để trẻ em sở hữu điện thoại riêng ở Đức là 9 tuổi trong khi con số này ở Mỹ là 7 tuổi.

Chính vì vậy, các quốc gia này đã sớm xây dựng nhiều khung pháp lý ràng buộc các công ty phần mềm và mạng xã hội để rà soát nội dung độc hại. Tuy nhiên, kết quả các chiến dịch này đến nay chưa thực sự ấn tượng.

Với hệ thống kiểm soát nội dung ngặt nghèo tại Mỹ, chủ các công ty làm phim hoạt hình bạo lực đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để che giấu nhân thân, yêu cầu mỗi nhân viên thuê ngoài chỉ xử lý 4-5 giây hình ảnh nhằm tránh bị phát hiện.

Những nhân vật hoạt hình dành cho trẻ cầm vũ khí và chém giết bạo lực - Ảnh: Youtube

Để quảng bá kênh Youtube với nội dung độc hại, cách thức khá quen thuộc như đã nói là ở trên là sử dụng tên video hoàn toàn khác với nội dung. Trước chiến dịch rà soát gắt gao của Youtube, các kênh này tiếp tục lập hàng loạt tài khoản phụ để tiếp tục đăng tải video. Chính những thủ đoạn này khiến nhóm kiểm duyệt gặp khó khăn lớn trong quá trình xử lý và nhận biết video xấu.

Ngoài ra, không thể phủ nhận rằng những công ty, tổ chức hay cá nhân thực hiện các nội dung này rất biết cách nhắm vào tâm lý ham thích điều mới lạ ở trẻ nhỏ, lựa chọn những nhân vật được yêu thích và thoát sự kiểm soát lơ là của phụ huynh bằng hình ảnh đại diện vô hại.

Giải pháp nào đối chọi lại với “virus tâm hồn”?

Nhiều tổ chức y tế thế giới đã chứng minh và cảnh báo về ảnh hưởng xấu của các video độc hại và bạo lực với trẻ nhỏ.

Nước Mỹ - một quốc gia đi đầu về những bộ phim bom tấn vũ khí và nền điện ảnh bạo lực – đã chứng kiến số lượng ngày càng tăng trong tỉ lệ tội phạm vị thành niên, các vụ xả súng do chính học sinh trung học thực hiện chỉ vì quá ám ảnh những nội dung xấu. Vì vậy, việc ngăn chặn những video này là điều hết sức cần thiết.

Theo một khảo sát xã hội của Nielsen Việt Nam, số lượng người sử dụng smartphone đã đạt 84% dân số vào năm 2017, bao gồm mọi tầng lớp, độ tuổi và khu vực. Điều này cho thấy xu hướng ngày càng tăng trong nhu cầu tiếp cận thông tin ở nước ta nhưng đến nay vẫn chưa có bất cứ một khung pháp lý cụ thể nào để kiểm duyệt các nội dung được đăng tải trên mạng xã hội.

Trong bối cảnh công nghệ phát triển và nhiều gia đình thậm chí phải phụ thuộc vào smartphone hoặc máy tính bảng để trông con, điều quan trọng nhất là kiểm soát được nội dung trẻ tiếp cận trên Internet bởi không một công cụ nào có thể ngăn chặn hoàn toàn mọi nguy cơ ngoại trừ sự sát sao và quan tâm của các bậc phụ huynh.

Trao đổi với trẻ về những gì trẻ đã xem, lựa chọn các nội dung hoặc kênh phù hợp cũng như dạy cho trẻ cách chọn lọc nội dung là điều cha mẹ nên làm thay vì đưa cho con thiết bị một cách thụ động.

Hiện nay, trên một số mạng xã hội đã xuất hiện phong trào tìm kiếm và báo cáo các kênh video có nội dung độc hại cho trẻ. Hi vọng rằng đây sẽ là một dấu hiệu tốt cho sự phối hợp triệt để giữa các nhà cung cấp nền tảng và người dùng trong tương lai để các em nhỏ có được sự an toàn trên thế giới mạng.

Thu Phương

Tin nổi bật