Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Số phận hai tàu sân bay bị Nga bán sắt vụn

(DS&PL) -

''Tàu tuần dương kiêm tàu sân bay Kiev và Minsk đã được bán làm sắt vụn, nhưng chẳng có chiếc tàu chiến mới nào được đóng cả"

''Tàu tuần dương kiêm tàu sân bay Kiev và Minsk đã được bán làm sắt vụn, nhưng chẳng có chiếc tàu chiến mới nào được đóng cả"

Kuznetsov suýt bị thanh lý cho Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn hãng tin RIA ngày 20/10, ông Mikhail Nenashev, chủ tịch Phong trào hỗ trợ Hải quân toàn Nga (DFT) đã tiết lộ thông tin rằng:

Tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga, chiếc Đô đốc Kuznetsov đang trên đường sang Syria, đã qua eo biển Manche đến vịnh Biscay (Tây Ban Nha) để vào Địa Trung Hải. Theo sau là tàu chiến và máy bay NATO bám sát.

Máy bay Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov 

''Ít ai biết là con tàu này từng bị đề nghị bán ra nước ngoài làm sắt vụn đầu những năm 2000, khi nước Nga đang gặp khó khăn về kinh tế.'' ông Nenashev nói.

Theo ông Nenashev, đầu những năm 2000, một vài hải quân nước ngoài với những con tàu đồ sộ đã cho bán tàu làm sắt vụn, chủ yếu bán cho Trung Quốc. Trong số này có tàu sân bay Varyag của Ukraine.

Chiếc tàu này ban đầu được Trung Quốc mua và nói để biến thành công viên giải trí, nhưng sau đó tàu được tân trang sửa chữa để trở thành tàu sân bay đầu tiên, gia tăng sức mạnh cho hải quân Trung Quốc.

Lúc đó một số người gửi văn bản lên chính phủ Nga về việc xem xét đánh giá lại việc sửa chữa và hiện đại hoá tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Theo văn bản, nước Nga không đủ tiền để sửa tàu, và tốt nhất là bán con tàu ra nước ngoài làm sắt vụn (có thể là Trung Quốc), lấy tiền đó đóng vài chiếc tàu khu trục.

"Chúng ta đã làm như vậy: tàu tuần dương kiêm tàu sân bay Kiev và Minsk đã được bán làm sắt vụn, nhưng chẳng có chiếc tàu chiến mới nào được đóng cả", ông Nenashev nói.

Sau khi DFT phát động chiến dịch bảo vệ chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga, chiếc Kuznetsov may mắn hơn khi không bị bán đi làm sắt vụn.

Vang bóng một thời

Trong khi đó, nhìn lại số phận của tàu tuần dương kiêm tàu sân bay Kiev và Minsk không ít người đã phải thở dài tiếc nuối.

Tàu sân bay Kiev (thuộc lớp Kiev, project 1143) do Liên Xô chế tạo vào năm 1970. Kiev là sự lai tạo giữa tuần dương hạm và tàu sân bay. Nó được trang bị vũ khí hạng nặng, có khả năng tác chiến độc lập trên biển, có boong phóng máy bay (dành cho trực thăng và máy bay có cánh cố định).

Tàu sân bay Kiev có lượng giãn nước 45.000 tấn. Khi còn hoạt động, tàu Kiev chở được 16 máy bay chiến đấu Yak-38 và 12 trực thăng săn ngầm Kamov.

Hỏa lực của Kiev hoàn toàn đủ sức tiêu diệt tàu sân bay đối phương với 8 tên lửa hành trình đối hạm tầm xa P-500 (SS-N-12).

Chiếc tàu này ngừng hoạt động năm 1993, sau khi Liên Xô sụp đổ và không có đủ kinh phí để duy trì hoạt động.

Năm 1998, một công ty của Trung Quốc mua lại và lai dắt nó về cảng Thiên Tân. Sau một thời gian sửa chữa với chi phí khoảng 15 triệu USD, tàu sân bay Kiev được chuyển mục đích sử dụng thành một khách sạn nổi.

Chiếc tàu sân bay còn lại - Minsk là tên gọi được đặt theo tên thủ đô của Belarus có số phận hẩm hiu hơn khi liên tục phải sang tên đổi chủ.

Tàu được chế tạo vào năm 1972, được hạ thủy lần đầu vào ngày 20/9/1975, và chính thức hoàn chỉnh vào ngày 27/9/1978. Tàu bị tạm ngừng hoạt động vào 30/6/1993.

Tàu sân bay thuộc lớp Kiev - Minsk từng hoạt động trong Hạm đội Thái Bình Dương. Con tàu này đã phải tạm ngừng hoạt động sau một vụ va chạm nghiêm trọng. Các bộ phận hư hỏng của nó chỉ có thể được phục hồi tại nhà máy Chernomorski, Ukraine.

Vào năm 1995, tàu được bán lại cho một doanh nhân người Hàn Quốc và sau đó nó được bán lại cho một công ty trách nhiệm hữu hạn về tàu biển của Trung Quốc có tên gọi Shenzhen Minsk.

Tàu sân bay Kiev được sử dụng làm khách sạn

Đến năm 2006, công ty này bị phá sản và Minsk trở thành một “vũ khí” quân sự được đặt tại huyện Yantian thuộc Shatoujiao và được Hải quân Thâm Quyến gọi là Minsk World.

Minsk từng bị đem ra bán đấu giá vào ngày 22/3/2006. Tuy nhiên, không có ai chịu rút hầu bao ra mua con tàu này dù giá khởi điểm của nó chỉ là 128 triệu Nhân dân tệ. Bởi vậy mà con tàu được giữ lại tại Trung Quốc

Vào ngày 31/5/2006, một tập đoàn kinh tế ở tỉnh Thâm Quyến có tên gọi CITIC đã đứng ra mua lại con tàu này với giá 128 triệu Nhân dân tệ.

Hiện tại, tàu sân bay Minsk đang được Trung Quốc khai thác như một địa điểm du lịch tại Thâm Quyến, Quảng Đông. Trên tàu sân bay vừa là nơi du khách có thể tham quan, mua đồ lưu niệm và chụp ảnh.

[mecloud]FR1d1O2ny8[/mecloud]

Tin nổi bật