Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sập hầm Đạ Dâng: Công nhân trong hầm bị lạnh, thiếu oxy

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Công việc cứu hộ tại hầm thủy điện Đạ Dâng vẫn đang được tiến hành một cách khẩn trương. Tuy nhiên, dường như các hướng tiếp cận 12 công nhân đang bị mắc kẹt trong hầm vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

(ĐSPL) - Công việc cứu hộ tại hầm thủy điện Đạ Dâng vẫn đang được tiến hành một cách khẩn trương. Tuy nhiên, dường như các hướng tiếp cận 12 công nhân đang bị mắc kẹt trong hầm vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Theo tin tức trên Vnexpress, khoảng 17h tại hiện trường, ông Phạm Đình Hiếu, Chỉ huy trưởng công trình Công ty Sông Đà 505 cho biết, cơ chế nước dâng lên trong hầm là do nước ngầm, song dòng nước này dâng lên rất chậm.

"Trong ngày hôm nay chúng tôi đã khoan rất nhiều mũi để thoát nước bên trong hầm ra ngoài nhưng vẫn chưa thành công. Mọi nguồn lực đang tập trung làm cho đến khi khoan được mới thôi", ông Hiếu nói.

Ngành điện lực Lâm Đồng huy động hơn 10 cán bộ kéo dây điện từ ngoài vào trong để phục vụ việc khoan hầm.

Các công nhân đang nỗ lực cứu hộ 12 công nhân mắc kẹt. (Ảnh: Tuổi trẻ).

Trên báo Tuổi trẻ, ông Nguyên Hữu Tâm, giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng vừa trong hiện trường ra ngoài hầm cho hay nước nơi 12 nạn nhân đã ngập 1m. Vì vậy, 12 nạn nhân đã phải leo lên máy xúc bên trong để tránh ngập nước.

Cũng theo ông Tâm, tình hình 12 nạn nhân thông tin ra ngoài họ vẫn ổn tuy nhiên họ đang bị lạnh. Do vậy, lực lượng cứu hộ đang mở đường lên đỉnh đồi và dự kiến khoảng 3 giờ nữa sẽ tiến hành khoan thẳng từ đỉnh đồi xuống nơi các nạn nhân đang mắc kẹt.

“Với đường ống 110cm, nếu khoan thẳng xuống thành công thì sẽ giải quyết tốt khâu thông hơi, đồng thời đưa được đồ ấm, chăn xuống cho 12 công nhân mắc kẹt” - ông Tâm nói.

Cũng theo ông Tâm, việc khoan từ phía hầm đối diện cũng vừa được tiến hành với khoảng cách khoảng 60m, hi vọng sẽ khoan nhanh hơn vì phía hầm này khô ráo.

Tại hiện trường, việc khoan ống để hút nước ra bị thất bại vì mũi khoan mới thực hiện được khoảng 15m thì đụng đá, gãy mũi, phải mở mũi khác. Khoảng 45 phút nữa sẽ dùng máy khoan lớn có thể khoan xuyên đá, sắt để mở cho được đường ống hút nước ra.

Nước trong hâm đang tiếp tục dâng cao. (Ảnh: VnExpress).

Ngoài những người trực tiếp tham gia cứu hộ ở hầm thủy điện, còn có hơn 5 công nhân luôn túc trực trong bếp để chuẩn bị thức ăn cho 12 người đang bị mắc kẹt. Theo kế hoạch, mỗi ngày họ sẽ 5 lần tiếp tế thức ăn gồm sữa, cháo gà, vịt... vào trong cho các nạn nhân, thông qua đường dẫn khí oxy. Sau đó, những người ở ngoài sẽ bơm, tạo lực đẩy thức ăn vào trong. Mỗi công nhân đều có một mũ bảo hộ nên họ sẽ dùng làm bát ăn cho mình.

Video liên quan:

Trắng đêm đào hầm cứu 12 nạn nhân tại thủy điện Đa Dâng

Cũng theo tin tức trên Vnexpress, đến khoảng 18h, Ông Nguyễn Duy Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương cho biết hiện các lực lượng cứu hộ vẫn đang khẩn trương làm hầm chữ A bằng gỗ tròn cao khoảng 1 mét để đưa đất ra. Tuy nhiên, công tác này vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do đất nhão, nhiều cát đá nên tiến độ rất chậm.

"Hiện nay mực nước trong hầm đã dâng lên hơn 1 mét, nên lực lượng cứu hộ vẫn đang cố gắng khoan trực tiếp vào để nước thoát ra. Dù đã cắm rất nhiều mũi khoan nhưng vẫn chưa khoan vào được bên trong", ông Hải nói và cho biết cách vị trí này 60 mét cũng có một mũi khoan khác đang khoan vào bên trong và bên trên đỉnh hầm cũng đang khoan xuống.

Các nhân viên kỹ thuật Sông Đà cho biết thêm hiện mực nước bên trong hầm 12 nạn nhân tiếp tục dâng cao hơn đầu gối.

Lực lượng cơ động tranh thủ ăn nhẹ trước khi tiếp tục nhiệm vụ. (Ảnh: Dân trí).

Trong hầm, nước vẫn cứ rò rỉ, các nhân viên thay phiên nạo vét và kiểm tra các thiết bị điện.

Hiện lực lượng cứu hộ đang làm hết tốc lực, tuy nhiên nước ngập trong khu vực 12 người bị nạn vẫn chưa hút được ra vì địa hình đất dá rất khó cứu hộ...

Chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường, ông Lê Quang Hùng - Thứ trưởng Bộ Xây dựng trả lời báo Tuổi trẻ cho biết nhiệm vụ ưu tiên số một trong đêm là phải thực hiện các mũi khoan từ cả ba hướng để rút lượng nước đang dâng cao ở nơi 12 công nhân mắc kẹt.

“Lượng nước nơi các nạn nhân bị kẹt đang dâng lên, do vậy trước mặt phải rút nước ra để chống ngập trong hầm, chống rét cho các công nhân, sau đó mới tính tiếp đến phương án cứu người” - ông Hùng yêu cầu.

Cũng theo ông Hùng, trong tối 17/12, việc đào khối đất đá khổng lồ bị đổ sập trong hầm vẫn tiếp diễn nhằm đưa ống sắt phi 600cm vào để các nạn nhân bò ra.

Tại hiện trường, sau khi dùng tạm bữa chiều bừng bánh mỳ, những công nhân của Công ty Cấp cứu mỏ thuộc Tập đoàn Than - khoáng sản VN đầu đội đèn pin trên đầu bước vào hầm để làm nhiệm vụ. Lực lượng này sẽ bắt đầu đào hầm, phương pháp đào dích dắc, có thể hình vuông hoặc hình chữ nhật tùy theo địa hình. Mục đích đào hầm để đưa 12 nạn nhân ra ngoài.
Lúc này, mực nước trong khu vực 12 công nhân bị mắc kẹt đã dâng lên 1,2m.

Lực lượng cứu hộ cho biết đang khẩn trương bơm thêm oxy vào hầm vì 1 công nhân có dấu hiệu bị ngạt.

Tin nổi bật