Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sắp có quy định mới về quản lý giá xăng dầu

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sáng ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề về điện, xăng dầu…

(ĐSPL) - Sáng ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các vấn đề về điện, xăng dầu…

Sẽ có nghị định mới để giảm bức xúc của người dân về xăng dầu

Khi được đại biểu đặt ra câu hỏi vì sao phương thức điều chỉnh giá xăng dầu, sử dụng quỹ bình ổn công khai minh bạch vẫn chậm triển khai, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: "Qua một thời gian áp dụng Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, đưa mặt hàng xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chúng ta đã ổn định được cung cầu xăng dầu. Đó là kết quả quan trọng nhất".

Theo Bộ trưởng, Nghị định 84/2009/NĐ-CP còn nhiều điểm chưa phù hợp. Trước đó, vào tháng 11/2013, Bộ Công thương đã có dự thảo Nghị định mới trình lên Chính phủ. “Bộ ý thức được rằng đây là vấn đề bức xúc của người dân và phải sớm ban hành nghị định mới”, tư lệnh ngành Công thương khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng.

Về vấn đề liên quan đến xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu bổ sung thêm, việc điều hành giá xăng dầu phải vừa bám sát giá thế giới vừa phải tuân theo quản lý của Nhà nước. Muốn vậy phải sử dụng các đòn bẩy kinh tế như: Tăng giảm thuế xuất nhập khẩu; các loại phí, chia sẻ lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng; quỹ bình ổn giá.

Việc sử dụng quỹ bình ổn, theo quy định của Nghị định 84 và Thông tư liên bộ, quỹ bình ổn được gửi tại các doanh nghiệp đầu mối và doanh nghiệp sử dụng như một thủ quỹ, sử dụng thế nào phải được liên bộ đồng ý bằng văn bản, nghiêm cấm sử dụng các mục đích khác ngoài xăng dầu.

Ngày 29/5/2013, Bộ Tài chính đã công khai quỹ và từ đó tới nay hàng quý đều công khai mức sử dụng, mức tồn quỹ của từng doanh nghiệp, của tổng cộng tồn quỹ chung. Từ nay đến 10/4 sẽ tiếp tục công khai số liệu quỹ bình ổn quý 1/2014 tới người dân cả nước.

Không phải thiếu điện cung cấp mà thiếu hạ tầng và kinh phí

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, việc thiếu điện không phải thiếu điện cung cấp mà nguyên nhân chính do thiếu cơ sở hạ tầng để sản xuất điện. Đầu tư điện có liên quan đến kinh phí. Ngoài kế hoạch đầu tư hàng năm, việc đầu tư về đường dây, trạm biến thế… vẫn chưa đáp ứng được hết yêu cầu của người dân, nhất là những vùng sâu, vùng xa.

Dù ngân sách khó khăn nhưng Bộ Công thương cũng đã tìm nhiều biện pháp trong đó có việc vận động các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính để đầu tư như: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)… để triển khai đầu tư cung cấp hạ tầng điện. Tuy nhiên, việc thực hiện được hay không phụ thuộc vào liệu có thu xếp được kinh phí.

Bộ Công thương sẽ tiếp tục tìm kiếm nguồn lực từ bên ngoài, cũng như chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành tăng cường đầu tư cho điện để từng bước khắc phục tình trạng thiếu điện như hiện nay.

Tin nổi bật