Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sản phụ chết ở BV Kim Thành: Nỗi đau của người chồng ngoại quốc

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mặc dù đã sớm phát hiện những bất thường của sản phụ và khẩn thiết lên cầu cạnh bác sỹ trực, nhưng những gì gia đình nhận được chỉ là những câu chì chiết đầy vô cảm.

(ĐSPL) - Theo lời gia đình nạn nhân, mặc dù đã sớm phát hiện những bất thường của sản phụ và khẩn thiết lên cầu cạnh bác sỹ trực, nhưng những gì gia đình nhận được chỉ là những câu chì chiết đầy vô cảm. Chỉ đến khi sự cố đáng tiếc xảy ra thì không chỉ sản phụ mà em bé cũng đang trong trạng thái ngàn cân treo sợi tóc.
Gia đình "tố" bác sỹ tắc trách
Sáng 3/4, trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, gia đình chị Phí Thị Thúy (SN 1974, trú tại số 14A, Chu Văn An, TP.Hải Dương) cho biết, đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ cái chết bất thường của chị Thúy khi vào sinh tại Bệnh viện đa khoa huyện Kim Thành (tỉnh Hải Dương) vào sáng cùng ngày, còn cháu bé con chị Thúy cũng lâm vào tình trạng hết sức nguy kịch, ngàn cân treo sợi tóc. Trong những lá đơn đầy nước mắt, gia đình sản phụ Phí Thị Thúy cho rằng, chính sự tắc trách, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ yếu kém cùng thói vô cảm của bác sỹ và kíp trực ở bệnh viện đa khoa huyện Kim Thành là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả đau lòng trên.
Với thái độ bức xúc không thể kìm nén, anh Phí Mạnh Hùng (SN 1970, trú tại số 4/278 Ngọc Châu, TP.Hải Dương), anh trai của sản phụ Phí Thị Thúy cho biết, do có đăng kýỏ bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa huyện Kim Thành nên ngay khi chị có dấu hiệu chuyển dạ, gia đình đã đưa chị nhập viện vào khoảng 9h sáng 1/4. Lúc vào viện, sức khỏe sản phụ và thai nhi đều bình thường. Cháu bé chị Thúy dự kiến sinh là con gái, kém con trai đầu của chị 16 tuổi.
Sau khi vào viện, chị Thúy được bác sỹ Hà Quang Lâm (SN 1956, Trưởng khoa Sản, Phó Giám đốc bệnh viện) trực tiếp thăm khám rồi cho nằm một chỗ. Đến khoảng 22h đêm, thấy chị Thúy có các triệu chứng bất thường nên gia đình mới tức tốc cử anh Hùng đi tìm bác sỹ Lâm (lúc ấy cũng đang trực tại bệnh viện) để báo tin.
Theo lời anh Hùng thuật lại, không hiểu vì lý do gì mà khi thấy anh vừa hớt hải báo tin xấu về em gái thì vị bác sỹ chuyên khoa cấp 1 này lại sẵng giọng quở mắng, gọi "mày" xưng "tao" và khẳng định mấy triệu chứng đó sẽ không làm sao cả.
Trái ngược với sự sốt ruột đến từng giây từng phút của gia đình chị Thúy khi thấy chị vật vã trên giường bệnh, đến hơn 2 tiếng đồng hồ sau nhận tin báo (khoảng 0h25' ngày 2/4) bác sỹ Lâm mới đến và chỉ định cho chị đẻ thường.
Không hiểu vì lý do gì, sau đó chị Thúy được mổ ngay tại đây. Điều bất thường là trước khi phẫu thuật, bác sỹ không hề thông báo cho gia đình biết. Quá trình phẫu thuật, phòng đẻ không có đủ trang thiết bị nên phải chuyển thiết bị từ khoa Ngoại xuống, bệnh nhân khó thở nhưng không có bình ô xi để thở, tiếp máu không hiệu quả nên không cầm được máu.
"Khoảng 2h sáng ngày 2/4, em tôi được đưa lên tầng trên để mổ tiếp. Đến khoảng 4h sáng thì chúng tôi thấy người ta xì xào rằng em tôi đã chết rồi. Cháu bé cũng rất nguy kịch, bị chết não đang phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Thế nhưng bệnh viện vẫn không thông báo cho gia đình biết. Đến tận hơn 11h ngày 2/4, gia đình được bệnh viện Nhi Hải Dương thông báo, bé gái đã bị teo não, suy tim, khó giữ được tính mạng. Hiện nay, cháu vẫn đang ở phòng cách ly, không có bất cứ một thông tin gì nhưng chúng tôi đã linh cảm thấy chuyện chẳng lành", anh Hùng bức xúc cho biết.
Anh Phí Mạnh Hùng cho rằng chính vì sự tắc trách của bác sỹ đã dẫn đến hậu quả đau lòng.

Nỗi đau không thể bày tỏ

Trước sự việc đau buồn trên, gia đình anh Hùng đã quyết định cấp báo lên cơ quan công an để mong mọi việc được làm rõ trắng đen. Sau khi làm các thủ tục pháp y, chiều 2/4, thi thể sản phụ xấu số được bàn giao cho gia đình an táng.
Trong giây phút đau khổ vì mất vợ, con gái nguy kịch, anh Vương Kiến Bình (SN 1977), chồng chị Thúy trông như người mất hồn. Vì là người Trung Quốc, nên mặc dù rất đau đớn, anh Bình vẫn không biết thổ lộ cùng ai. "Bình thường Bình nói chuyện có Thúy phiên dịch. Từ hôm qua đến nay, Bình chạy ngược chạy xuôi, mọi người cố gắng để Bình hiểu chuyện nhưng cũng chẳng biết cậu ấy có hiểu hết được không", anh Hùng buồn bã cho biết. Khi chúng tôi có mặt, thấy anh này chọn ngồi ở một góc khuất, gương mặt trắng bệch vì đau đớn.
Theo lời kể của người nhà, sản phụ Phí Thị Thúy có hoàn cảnh vô cùng éo le. Anh Bình hiện là chồng thứ hai những cũng chưa được pháp luật công nhận vì trục trặc các thủ tục pháp lý. Chị Thúy cũng đã có một con trai với người chồng đầu. Sau cuộc hôn nhân đầu tan vỡ, chán chường, chị Thúy gửi con cho người thân rồi bỏ xứ sang tận Đài Loan làm thuê làm mướn. Sau một thời gian, chị về nước với vốn tiếng Trung phong phú và làm phiên dịch mùa vụ cho những tập thể, cá nhân ở quanh khu vực Hải Dương có nhu cầu. Do đó, thi thoảng chị Thúy cũng được cử lên khu vực biên giới Việt - Trung để làm việc.
Chính trong những lần đi lại này, cách đây khoảng hai năm, chị Thúy có quen biết với anh Vương Kiến Bình (SN 1977), là người Hoa, cũng làm thuê làm mướn ở khu vực cửa khẩu. Anh Bình cũng là người có cuộc sống không được toàn vẹn.
Đồng cảm với nhau, cả hai đã có thời gian đi lại tìm hiểu và quyết định nên duyên vào đầu năm 2013. Tuy nhiên do vướng mắc các giấy tờ quốc tịch, sau khi ra mắt hai họ và làm đám cưới tạm ở quê, cả hai vẫn chưa chính thức được pháp luật công nhận. Thấy chồng buồn, chị Thúy nhiều lần an ủi cứ đẻ xong có thời gian rồi đi làm một thể. Nghe vậy anh Bình vui lắm. Anh hy vọng vừa có con vừa có vợ được pháp luật công nhận.
Những tháng cuối thai kỳ của chị Thuý, anh Bình xin hạn visa được ba tháng, ngày ngày ở bên chăm sóc vợ. Không biết tiếng Việt nhưng anh vẫn đi chợ, nấu cơm, mong vợ và con gái được khỏe mạnh. Bây giờ, chị Thúy đã mất, sức khỏe cháu bé ngàn cân treo sợi tóc, người đàn ông ngoại quốc đau đớn như đứt từng khúc ruột mà chẳng biết bày tỏ cùng ai.
"Gia đình mong muốn cơ quan chức năng sớm làm rõ vụ việc, làm rõ trách nhiệm của các y bác sỹ trực. Nếu có sai sót về nghiệp vụ thì bệnh viện phải công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại và các cá nhân có sai phạm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật", anh Phí Mạnh Hùng đề nghị.
Sáng 3/4, trao đổi với PV báo ĐS&PL, bác sỹ Nguyễn Văn Ghi - Giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Kim Thành xác nhận sự việc sản phụ Phí Thị Thúy chết tại bệnh viện là có thực. ông Ghi cho hay, ngay khi nhận tin dữ, ông đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp và yêu cầu bác sỹ Lâm và toàn bộ kíp trực viết tường trình. Đến chiều 2/4, chính bác sỹ Lâm đã đại diện bệnh viện đến chia buồn với gia đình. Tuy nhiên, theo lời vị Giám đốc, ở thời điểm hiện tại, bác sỹ Lâm và kíp trực vẫn làm việc bình thường. "Chúng tôi đang chờ kết luận từ phía các cơ quan chức năng. Đúng sai thế nào lúc đó mới biết được", ông Ghi nói.

Bác sỹ Lâm không sai?

Cũng trong buổi sáng 3/4, trao đổi với PV, bác sỹ Nguyễn Quý Phùng (Phó giám đốc, người được giao phụ trách phát ngôn của bệnh viện) cho biết: "Lúc mới vào viện, các chỉ số của chị Thúy là bình thường, có thể đẻ được bằng phương pháp đẻ thường. Tuy nhiên, đến 0h30 sáng 2/4, sản phụ Thuý tím tái, khó thở. Bác sỹ Lâm khám và nhận định tình trạng sản phụ Thúy là "cực kỳ nguy hiểm" do tắc mạch ối. Trường hợp này có tỉ lệ tử vong rất cao nên đã xin ý kiến cho mổ để cứu con".

Vị Phó giám đốc bệnh viện khẳng định, đến nay, bệnh viện vẫn chưa có sai sót gì về mặt chuyên môn. Bác sỹ Lâm là Phó GĐ bệnh viện, kiêm bác sỹ sản, có 30 năm kinh nghiệm trong nghề nên việc chẩn đoán là đúng. Khi xảy ra trường hợp của chị Thúy, bệnh viện cũng xin ý kiến hội chẩn của các cơ quan như bệnh viện Phụ sản Hải Dương và nhiều nơi khác.

Tin nổi bật