Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sân gạch trong Tử Cấm Thành bị nứt vỡ hé lộ bí mật gây ngỡ ngàng

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Được xây dựng từ năm 1406 - 1420, Tử Cấm Thành sở hữu kiến trúc độc đáo và ẩn chứa nhiều bí mật khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ.

Tử Cấm Thành, hay còn gọi Cố Cung, là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Kinh (Trung Quốc), thu hút hàng triệu du khách ghé thăm mỗi năm. Những ai từng đặt chân đến Tử Cấm Thành đều phải trầm trồ trước sự uy nghiêm, hoành tráng của công trình này.

Qua hàng trăm năm, các nhà khảo cổ học, sử học và kiến trúc sư vẫn luôn bị cuốn hút bởi di tích ẩn chứa nhiều bí mật này. Từng cành cây, ngọn cỏ, ngay cả viên gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành cũng đều ẩn chứa những câu chuyện riêng.

Hồi đầu thế kỷ 20, một khu vực trên sân gạch Tử Cấm Thành ngoài điện Thái Hòa bị nứt vỡ, hư hỏng. Các chuyên gia đã đào bới sân gach lên để trùng tu lại, đồng thời nghiên cứu kỹ hơn kết cấu dưới lòng đất của Tử Cấm Thành.

Tử Cấm Thành ẩn chứa nhiều bí mật khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ. 

Trong quá trình kiểm tra và tu sửa, nhóm chuyên gia phát hiện bí mật gây kinh ngạc. Cụ thể, khi lật lớp gạch bị vỡ bên trên lên, họ phát hiện bên dưới có lớp gạch y hệt. Lặp đi lặp lại nhiều lần, nhóm chuyên gia đếm được 15 lớp gạch lát nền xếp chồng lên nhau.

Những lớp gạch này được người xưa lát cẩn thận và tỉ mỉ, khiến phần sân của Tử Cấm Thành trở nên đặc biệt. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia cuối cùng hiểu ra mục đích của việc lát tới 15 lớp gạch trên sàn Tử Cấm Thành.

Họ cho rằng, nguyên nhân đằng sau việc này có liên quan đến Hoàng đế Chu Đệ của nhà Minh. Cụ thể, Tử Cấm Thành vốn là nơi ở của vua, hoàng hậu, các hoàng thân quốc thích, cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng.

Theo thông tin trên Sohu, mặc dù công trình này có lớp tường rào được xây cao cùng nhiều vệ binh canh gác để đảm bảo không ai có thể đột nhập vào bên trong nhưng Hoàng đế Chu Đệ vẫn chưa thực sự yên tâm về an nguy của mình.

Do đó, Hoàng đế Chu Đệ đã yêu cầu thợ lát 15 lớp gạch bên dưới nền cung điện để phòng trường hợp kẻ xấu đào hầm, tạo lối đi trong lòng đất để đột nhập vào cung gây hại cho vua.

Các lớp gạch không chỉ đơn giản là xếp chồng lên nhau mà được sắp xếp theo cấu trúc đặc biệt để không hàng nào giống nhau, nhờ đó tăng cường đáng kể độ bền của mặt đất. Nếu thích khách muốn đột nhập bằng địa đạo thì cũng rất khó để có thể tạo lối đi qua lớp sàn này.

Các chuyên gia cho rằng 15 lớp gạch lát chồng lên nhau theo cấu trúc đặc biệt có tác dụng bảo vệ sự an toàn cho hoàng đế cũng như hậu cung.

Để tiện cho việc kiểm tra, hoàng đế còn ra lệnh mỗi viên gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành đều phải khắc tên người làm ra và người lát chúng. Nếu sau này xảy ra chuyện gì, hoàng đế và triều đình sẽ tìm được người phải chịu trách nhiệm.

Lý do gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành đắt hơn cả vàng

Theo sử sách và dân gian Trung Quốc truyền miệng, Tử Cấm Thành được lát bằng “gạch vàng” vô cùng quý giá. Trên thực tế, “gạch vàng” là một cách nói thể hiện giá trị lớn của loại gạch dùng để lát sàn trong Tử Cấm Thành. Được biết, loại gạch này vốn là đồ thủ công truyền thống của Trung Quốc, được xếp di sản văn hóa quốc gia vào tháng 6/2008.

Các nghệ nhân hoặc người am hiểu về vật liệu thời phong kiến luôn coi gạch lát sàn tại Tử Cấm Thành có giá trị cao hơn vàng. Lý do là vì quá trình tạo ra một viên gạch kéo dài 720 ngày với nhiều công đoạn phức tạp và đòi hỏi người thợ phải có tay nghề khéo léo.

Đất để làm gạch phải trả qua đầy đủ 7 công đoạn, gồm  đào, vận chuyển, phơi khô, nện đất, nhào trộn, mài và sàng (rây) đất. Đặc biệt, gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành được làm từ loại đất sét chỉ có ở làng Lục Mộ (Tô Châu).

Sau khi tiến hành phơi đất 1 năm để loại bỏ tạp chất, những người thợ sẽ loại bỏ hết các bọt khí để tạo thành một cục đất sét đặc ruột. Tiếp đó, họ cho đất sét vào khuôn và phơi khô đất trong 7 tháng rồi mới đưa vào lò nung.

Trong quá trình nung kéo dài 40 ngày, người thợ dùng rơm rạ và trấu để đốt lò vì cách làm này có thể giúp loại bỏ được hơi ẩm trong đất. Gạch sau khi ra lò được ngâm vào dầu trấu để có bề mặt sáng bóng và nhẵn mịn.

Quá trình kiểm tra gạch cũng rất gắt gao, nếu có 6 viên trong một mẻ không đạt tiêu chuẩn như khi gõ có âm thanh của vàng nén thì toàn bộ số gạch bị coi như phế phẩm, buộc phải chế tác lại.

Một mẻ “gạch vàng” dùng để lát sàn Tử Cấm Thành cần khoảng 2 năm để hoàn thành nên lượng gạch làm ra chỉ ở một mức nhất định. Việc bảo quản và vận chuyển gạch rất được coi trọng, nghiêm ngặt để đảm bảo không xảy ra tình trạng bị mất, tráo đổi gạch giả, gạch kém chất lượng.

Cận cảnh viên "gạch vàng" lát sàn trong Tử Cấm Thành. 

“Gạch vàng” tại Tử Cấm Thành có độ dày lớn, khả năng thấm nước cao nên vào mùa hè rất mát. Nếu đặt hoa quả trên gạch thì nhiệt giảm rất nhanh, ăn sẽ ngon và mát hơn. Nhờ sử dụng loại gạch này, Tử Cấm Thành được sử sách mô tả "đông ấm, hè mát".

Loại gạch dùng cho Tử Cấm Thành là gạch đặc ruột, không có khoảng trống bên trong như gạch thường, khi gõ vào phát ra âm thanh giống vàng hoặc đá quý nên được Minh Thành Tổ (vị Hoàng đế thứ 3 của nhà Minh) rất yêu thích.

Vì loại gạch này được sản xuất để xây dựng kinh thành, mà chữ “kinh” và “kim” (có nghĩa là vàng) phát âm gần tương tự nên nên dân gian thường gọi loại gạch này là "Kim chuyên" (hay gạch vàng).

Tuy không được làm bằng vàng như quy trình tạo ra gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành thực sự rất phức tạp, yêu cầu thời gian nhiều hơn  so với các sản phẩm thông thường. Vậy nên thời xưa, trong dân gian Trung Quốc lưu truyền câu nói  "một lượng vàng, một viên gạch" để mô tả về loại vật liệu xây dựng đắt đỏ trên.

XEM THÊM: Bí ẩn chiếc ghế rồng được đặt trong Tử Cấm Thành ai nghe xong cũng phải "rùng mình"

Đáng chú ý, chỉ có điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa và ba tuyến đường phía đông, chính giữa và phía tây trong Tử Cấm Thành được lát “gạch vàng”. Bề mặt những viên gạch này được khắc dấu của phủ Tô Châu và ghi rõ niên hiệu của các thời kỳ như Vĩnh Lạc, Chính Đức, Càn Long.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật