Không phải ai mắc bệnh thận cũng phát hiện bệnh sớm. Trên thực tế, hầu hết mọi người chỉ được chẩn đoán khi chức năng thận đã suy giảm nghiêm trọng. Một trong những lý do khiến việc phát hiện trở nên khó khăn là các triệu chứng ban đầu rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với nhiều vấn đề sức khỏe thông thường khác. Dưới đây là 4 dấu hiệu buổi sáng có thể liên quan đến bệnh thận mà bạn không nên bỏ qua:
Sưng mặt hoặc mí mắt
Khi thức dậy vào buổi sáng, nếu bạn thấy mặt hoặc mí mắt bị sưng, và tình trạng này giảm dần sau một thời gian, bạn có thể nghĩ rằng đó là điều bình thường. Tuy nhiên, đây thực sự có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thận.
Cũng giống như hiện tượng nước chảy về chỗ trũng, nước trong cơ thể chúng ta cũng có xu hướng di chuyển xuống thấp. Do đó, nếu thận gặp vấn đề, bạn sẽ thấy vào buổi sáng mặt hoặc mí mắt sưng lên, buổi chiều/tối, tình trạng sưng di chuyển xuống các chi dưới.
Nếu thận gặp vấn đề, bạn sẽ thấy vào buổi sáng mặt hoặc mí mắt sưng lên.
Hiện tượng sưng phù này thường gặp ở nhiều dạng bệnh thận, bao gồm các loại viêm cầu thận (viêm thận cấp, viêm thận mạn, bệnh thận IgA, viêm thận lupus, bệnh thận đái tháo đường) và các loại hội chứng thận hư như bệnh thận màng.
Vì vậy, đừng bỏ qua biểu hiện bất thường này, bởi đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe thận đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Da khô và ngứa, bị chuột rút
Các triệu chứng da khô, ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh gan, xương khớp hay tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng này vào mỗi sáng khi thức dậy thì đó là “lời kêu cứu” của thận.
Nguyên do là thận có vấn đề, không thể cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu. Trong khi vừa trải qua 1 đêm ngủ dài, cơ thể thiếu năng lượng, thận cũng không đủ chất dinh dưỡng nên dẫn đến tình trạng da khô và ngứa vào buổi sáng. Nhưng cơn ngứa này thường không kéo dài quá lâu và ít lặp lại trong ngày.
Cùng với đó, chuột rút khi ngủ dậy cũng là tình trạng phổ biến ở những người bị bệnh thận. Nguyên nhân là do mất cân bằng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể.
Mệt mỏi, đầu óc không tỉnh táo sau khi ngủ dậy
Bạn đã ngủ đủ giấc nhưng khi tỉnh dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi, lừ đừ, khó tập trung? Theo Hiệp hội Thận Mỹ (NKF), đây không chỉ là biểu hiện của căng thẳng hay thiếu ngủ mà còn có thể liên quan đến chức năng lọc máu của thận đang suy giảm.
Khi độc tố không được đào thải hiệu quả, chúng sẽ tích tụ trong máu và làm chậm quá trình cung cấp oxy cũng như dưỡng chất cho các cơ quan, đặc biệt là não bộ. Điều này khiến người bệnh dễ cảm thấy lơ mơ vào buổi sáng, khó khởi động ngày mới và thậm chí thấy như "chưa từng nghỉ ngơi".
Biểu hiện của căng thẳng hay thiếu ngủ mà còn có thể liên quan đến chức năng lọc máu của thận đang suy giảm
Hơi thở có mùi amoniac vào buổi sáng
Nếu sau khi thức dậy, bạn thấy miệng có mùi khó chịu như mùi nước tiểu (mùi amoniac) khi thở, đây có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy chức năng thận đã bị tổn thương đáng kể, còn có khả năng suy thận.
Khi thận bị suy, nồng độ creatinine và nitơ urê trong máu sẽ tăng cao. Nitơ urê dư thừa này sẽ bị nước bọt trong miệng phân hủy thành amoniac. Chất amoniac này sau đó được thải ra qua hơi thở hoặc gây mùi trong miệng.
Đặc biệt, trong khi ngủ, miệng đóng kín tạo điều kiện cho nitơ urê phân hủy triệt để hơn. Vì vậy, vào buổi sáng, mùi amoniac trong miệng sẽ trở nên rõ ràng và nồng nặc hơn.
Nếu gặp tình trạng này, điều đó cho thấy tình trạng bệnh thận của bạn có thể đã không còn nhẹ, có nguy cơ tiến triển đến giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và chẩn đoán càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.
Đi tiểu bất thường
Đi tiểu bất thường khi thức dậy mỗi buổi sáng là 1 trong những triệu chứng đặc hiệu, dễ nhận biết của người có bệnh hay gặp vấn đề về thận.
Ở mức độ nhẹ, bạn sẽ cảm thấy rất buồn tiểu ngay khi vừa mở mắt. Cơn buồn tiểu có thể ập đến 1 cách dữ dội, khiến bạn tiểu gấp, tiểu không tự chủ. Không ít người thì lại bị tiểu dắt, liên tục buồn tiểu và có cảm giác tiểu không hết trong cả ngày, đặc biệt là sáng sớm khi ngủ dậy. Thường xảy ra khi thận bị suy giảm chức năng, viêm thận, rối loạn tiết niệu…
Ở 1 số tình trạng nặng, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau buốt khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi hoặc tanh nhẹ. Đó là do nhiễm trùng ngược từ bàng quang lên thận hoặc viêm bể thận, sỏi thận.
Nếu có nhiều bọt trong nước tiểu là do quá nhiều protein trong nước tiểu, ví dụ như albumin. Thông thường, thận lọc nước dư thừa và các chất cặn bã từ máu vào nước tiểu. Protein và những thành phần quan trọng khác mà cơ thể cần có kích thước quá lớn so với lỗ lọc ở cầu thận, do vậy chúng vẫn được giữ lại trong máu.
Đi tiểu bất thường khi thức dậy mỗi buổi sáng là 1 trong những triệu chứng đặc hiệu, dễ nhận biết của người có bệnh hay gặp vấn đề về thận.
Nhưng khi thận bị tổn thương sẽ không còn đảm bảo được chức năng hợp lý. Tổn thương thận có thể khiến quá nhiều protein bị rò rỉ ra nước tiểu, và dẫn đến protein niệu. Đây rất có thể là một dấu hiệu của bệnh thận mạn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối.
Nguy hiểm nhất là hiện tượng tiểu ra máu, hay nói cách khác là nước tiểu có màu đỏ như máu tươi, màu hồng, màu cam, màu nâu…Đồng thời, người bệnh cũng có cảm giác nóng rát, tiểu buốt vô cùng khó chịu.
Hãy lập tức nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa bởi vì rất có thể đây là triệu chứng chung của sỏi thận, viêm cầu thận, viêm thận, thận đa nang, lao thận, nhồi máu thận… hay thậm chí là ung thư thận.
Cảm giác buồn nôn
Một dấu hiệu ít được chú ý nhưng lại có giá trị cảnh báo sớm là cảm giác buồn nôn vào buổi sáng, đặc biệt lúc vừa ngủ dậy và chuẩn bị đánh răng. Đây là thời điểm nhiều người cảm nhận rõ cơn khó chịu ở vùng bụng hoặc cổ họng, có thể kèm cảm giác lợm giọng, dễ nôn.
Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho biết khi chức năng thận bắt đầu suy giảm, cơ thể không còn lọc thải tốt các độc tố ra ngoài, khiến chất thải tồn đọng trong máu nhiều hơn. Sự tích tụ này không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa mà còn gây ra cảm giác buồn nôn, đặc biệt rõ vào buổi sáng khi dạ dày đang rỗng. Càng về sau, triệu chứng có thể tiến triển thành nôn ói nhiều lần và chán ăn.