Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sách điện tử vẽ bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Một sản phẩm sách điện tử nói về chiến thắng Điện Biên Phủ vừa được một công ty tung ra nhưng trong phần vẽ bản đồ Việt Nam lại không có vùng biển đảo.

(ĐSPL) – Một sản phẩm sách điện tử nói về chiến thắng Điện Biên Phủ vừa được một công ty tung ra nhưng trong phần vẽ bản đồ Việt Nam lại không có vùng biển đảo.

Công ty CP Sách điện tử Giáo dục (EDC) – Nhà xuất bản Giáo dục, vừa tung ra một sản phẩm sách điện tử nội dung mô tả chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong 3 ngày phát hành trên mạng xã hội facebook, youtobe và các diễn đàn khác, sản phẩm này đã thu hút hàng nghìn người xem.

Trên trang youtobe, clip dài khoảng 5 phút này nhận được hơn 4.000 lượt truy cập, tuy nhiên có rất nhiều độc giả phản hồi chỉ trích một sản phẩm giáo dục, một bài giảng lịch sử về chiến thắng Điện Biên Phủ mà trong phần bản đồ Việt Nam lại không có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các quần đảo khác.

Clip về chiến thắng Điện Biên Phủ mà bản đồ Việt Nam không có hình ảnh Hoàng Sa, Trường Sa:

Bạn có nickname Bổng Đặng bức xúc: “Admin classbook cho mình hỏi tại sao bản đồ Việt Nam không có hình ảnh Hoàng Sa và Trường Sa, vấn đề nhạy cảm thế tại sao không có, mang tính chất giáo dục mà tại sao lại thiếu?”

Hình bản đồ Việt Nam không có vùng biển đảo, quần đảo. (Ảnh cắt từ clip).

Sau khi nhận được những phản hồi của độc giả về clip trên, PV Báo Đời sống và Pháp luật đã có buổi trao đổi với giám đốc công ty CP Sách điện tử Giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục.

Ông Phạm Thúc Trương Lương, Giám đốc công ty CP Sách điện tử Giáo dục (EDC) đã giải thích: “Bản đồ Việt Nam đều có quần đảo nhưng đây là đồ họa, là hình ảnh của nước Việt Nam chứ không phải bản đồ”. 

Khi PV đặt vấn đề: tại sao chỉ cần một nét chấm để thể hiện quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các quần đảo khác để cho học sinh hiểu rõ đất nước Việt Nam bao gồm cả phần đất liền và phần biển mà công ty lại không làm thì ông Lương nói: “Với sách điện tử, làm tỉ lệ bản đồ như này thì không thể cho thêm các đảo, quần đảo vào”.

Như vậy, dư luận có quyền đặt câu hỏi: nếu việc làm sách bản đồ quá khó đến mức không thể minh họa đầy đủ lãnh thổ của đất nước thì có nên làm sách điện tử về một sự kiện quan trọng, một chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu hay không?

Báo Đời sống và Pháp luật sẽ thông tin tiếp đến bạn đọc.

Tin nổi bật