Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quốc hội thảo luận dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kiểm toán nhà nước

(DS&PL) -

Chiều 7/6, Quốc hội họp phiên toàn thể hội trường và thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước.

Chiều ngày 07/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội họp phiên toàn thể hội trường và thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước.

Trước đó vào ngày 23/5, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước và tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật này.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước

Thảo luận tại hội trường các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết và phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước; đồng thời các đại biểu cho ý kiến về nhiều nội dung của dự thảo Luật như quy định về quyền khiếu nại báo cáo kiểm toán, việc bổ sung quy định để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; việc bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp; về bổ sung quy định kiểm toán nhà nước thực hiện xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Tổng Kiểm toán nhà nước; việc bổ sung quyền truy cập dữ liệu điện tử, phần mềm ứng dụng; quy định để tránh chồng chéo giữa thanh tra, kiểm tra, kiểm toán…

Cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán Nhà nước

Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Bố Thị Xuân Linh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đánh giá, dự thảo Luật đã được KTNN chuẩn bị công phu, có cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và học tập kinh nghiệm nước ngoài. Các nội dung đề xuất sửa đổi được thiết kế khoa học và đáp ứng yêu cầu thực tiễn và có tính khả thi cao.

Đại biểu đánh giá cao việc bổ sung quyền khiếu nại của cơ quan tổ chức cá nhân về báo cáo kiểm toán, sửa đổi quy định về trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán nếu để xảy ra sai phạm…thể hiện tính minh bạch, nghiêm minh của KTNN.

Đại biểu Bố Thị Xuân Linh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận

Ghi nhận vai trò và hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN), đại biểu Đàng Thị Mĩ Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận cho rằng, nếu kết quả kiểm toán của KTNN được thực hiện nghiêm sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng và tăng cường công khai báo cáo kết quả kiểm toán cần bổ sung các quy định về chế tài chấp hành kết quả kiểm toán để hoạt động của KTNN hiệu quả hơn.

Đại biểu Lê Thanh Vân – Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau cho biết, thực tiễn hiện nay nổi lên ba vấn đề vướng mắc mà việc sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước lần này cần giải quyết. Đó là, chưa có quy định về việc theo đuổi đến cùng quyền khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế. Hai là, kết luận của KTNN không giống với bản án đã có hiệu lực của tòa án là có giá trị bắt buộc thi hành nhưng hiện nay kết luận của KTNN lại có giá trị bắt buộc thực hiện và không có cơ chế tố tụng. Ba là, Tổng KTNN không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính cho nên gặp khó khăn trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về kết luận kiểm toán.

Do đó, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị bổ sung trong dự thảo Luật quy định về tố tụng kiểm toán theo hai hướng là tố tụng trong nội bộ hoạt động kiểm toán ở cấp khiếu nại tố cáo đối với hoạt động kiểm toán ban đầu, khiếu nại lên Tổng KTNN, khiếu nại lên Hội đồng Kiểm toán và tố tụng tại tòa án. Đồng thời, luật quản lý thuê ghi nhận quyền người nộp thuế trong trường hợp không thỏa mãn với kết luận kiểm toán thì có quyền khởi kiện.

Quy định về thẩm quyền của KTNN cần thống nhất với các luật hiện hành

Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về nội dung sửa đổi, bổ sung của dự thảo luật có bảo đảm thể chế hóa đúng các quan điểm của Đảng, tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Đại biểu Nguyễn Tạo – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng

Đại biểu Nguyễn Tạo – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cho biết, Luật Kiểm toán nhà nước 2015 sau hơn ban hành được 3 năm được triển khai tổ chức thực hiện, ban soạn thảo cần có báo cáo sơ kết hoạt động của Kiểm toán nhà nước trong thời gian qua. Đại biểu cho biết, tại các kỳ họp, các đại biểu nhận được báo cáo chung về hoạt động của Kiểm toán nhà nước hàng năm và thấy được về cơ bản hoạt động của Kiểm toán nhà nước có nhiều tích cực.

Tuy nhiên, dự thảo Luật mở rộng quyền hạn của KTNN nhưng chưa bám sát Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hiệu lực hiệu quả, chưa đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật. Dự thảo Luật còn nội dung chồng chéo với một số luật khác, có nội dung vượt thẩm quyền, có nội dung chưa phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật chủ trương của Đảng, mới chỉ chủ yếu đề cập đến chức năng, nhiệm vụ và mở rộng quyền hạn của KTNN. Một số quy định không thuộc phạm vi của Luật này mà phải quy định trong các luật khác như Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Giám định tư pháp. Đại biểu bày to lo ngại, nếu theo quy định của dự thảo Luật khó bảo đảm tổ chức bộ máy của KTNN tinh gọn, khó bảo đảm nguồn lực thực hiện nếu mở rộng phạm vi nhiệm vụ quyền hạn.

Đại biểu Đàng Thị Mĩ Hương – Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận

Cho biết, dự thảo Luật bổ sung nhiều nhiệm vụ quyền hạn của KTNN so với luật hiện hành, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương đề nghị cần có đánh giá tác động cụ thể làm cơ sở để đại biểu Quốc hội có cơ sở xem xét. Đại biểu nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung luật lần này cần bảo đảm rõ ràng, có đủ cơ chế để thực hiện giám sát, góp phần thực hiện phòng, chống tham nhũng ngay trong chính bộ máy của KTNN, người làm công tác kiểm toán.

Trước băn khoăn của các đại biểu Quốc hội về một số nội dung được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật, giải trình trước Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, việc bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp, quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Tổng KTNN…đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đặt ra. Các luật liên quan không có quy định về vấn đề này nên gây khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của KTNN. Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc nêu rõ, thực tiễn các cơ quan điều tra vẫn có yêu cầu KTNN tham gia giám định tư pháp đối với các vụ án tham nhũng nhưng Luật Giám định tư pháp không có quy định nên KTNN khó thực hiện nhiệm vụ. Về quyền xử phạt hành chính thì dự thảo Luật chỉ quy định xử phạt hành chính đối với hành vi cản trở và chống đối trong quá trình kiểm toán. Về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ đề nghị ban hành văn bản trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng.

Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, các ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội được Ban thư ký ghi chép phản ánh đầy đủ, trên cơ sở đó Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo Luật và sẽ gửi xinh ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Theo Quốc Hội

Tin nổi bật