Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao nói gì về dự thảo “vuốt má, xoa đầu là dâm ô”?

(DS&PL) -

TAND Tối cao đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị quyết của TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số tội trong Bộ luật Hình sự, trong đó có tội dâm ô với trẻ em.

Hiện TAND Tối cao đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Nghị quyết của TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số tội trong Bộ luật Hình sự, trong đó có tội dâm ô với trẻ em, một số quy định khiến nhiều người cảm thấy lo ngại như việc sờ vùng mặt, xoa đầu,... của trẻ em cũng có thể bị coi là hành vi dâm ô.

Dự thảo Nghị quyết của TAND Tối cao đang lấy ý kiến dư luận có nhiều điểm đáng chú ý, thu hút sự quan tâm đến dư luận. Liên quan đến vấn đề này, bên lề hành lang Quốc hội chúng tôi đã có trao đổi với ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND Tối cao.

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Nguyễn Hòa Bình. Ảnh Ngọc Thắng

Dư luận đang rất quan tâm về dự thảo Nghị quyết mà Quốc hội giao cho Tòa án nhân dân Tối cao xây dựng trong đó có những mô tả về hành vi dâm ô như vuốt má, xoa đầu đang gây băn khoăn trong dư luận. Xin ông giải thích về điều này?

Đây chỉ là dự thảo, chưa phải quyết định cuối cùng. Quá trình để ban hành nghị quyết này phải tuân thủ Luật Ban hành văn bản. Rõ ràng, đây là vấn đề xã hội rất quan tâm, Quốc hội thảo luận nhiều lần, cũng yêu cầu Tòa án phải có hướng dẫn.

Lẽ ra, khi xây dựng Luật Hình sự, câu chuyện này được bàn luận kỹ hơn ở các diễn đàn Quốc hội thì tốt hơn. Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, tất cả hành vi này đều quy định trong Luật Hình sự rồi, chứ không phải hướng dẫn nữa.

Quốc hội giao cho Tòa án, chúng tôi sẽ làm và tuân thủ quy định của Luật Văn bản. Theo đó, phải có dự thảo xong rồi hội thảo của các chuyên gia và nhà khoa học; những cán bộ hoạt động thực tiễn về vấn đề này; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tòa án để lấy ý kiến toàn dân. Hiện sau khi đăng tải dự thảo 1, chúng tôi đã đăng tải, rất mừng là người dân, báochí đã rất quan tâm đến nội dung này. Tuy nhiên, tôi cũng khẳng định đây chưa phải dự thảo cuối cùng.

Yêu cầu của Quốc hội khi xây dựng Nghị quyết này là gì thưa ông?

Yêu cầu đặt ra là phải chính xác, tạo ra hành lang pháp lý cho cuộc đấu tranh chống lạm dụng tình dục với trẻ em, nhưng cũng không thể tạo ra rào cản cho các quan hệ xã hội thông thường.

Khi xây dựng Tòa án nhân dân Tối cao dựa vào những cơ sở thực tiễn nào?

Bây giờ có thực tế các hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán tòa án Tối cao thông thường là được hướng dẫn trên cơ sở tổng kết thực tiễn xét xử. Tuy nhiên, cái Luật Hình sự mới có hiệu lực được hơn 1 năm (1/1/2018 – PV), thực tiễn xét xử về việc này chưa đủ để tổng kết những vướng mắc để ban hành được nghị quyết.

Chúng tôi đã có tổng kết những vụ án đã xét xử, tham khảo quốc tế khi đưa ra các quy định này. Nhưng cũng phải có những việc phù hợp với truyền thống pháp lý và thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Đối với dự thảo chúng tôi đánh giá anh em làm trách nhiệm, đưa ra nhiều gợi mở để dư luận thảo luận. Tuy nhiên, cũng có những cái chưa thuyết phục, cần được bàn thêm. Tôi nói ví dụ như quy định loạn luân chẳng hạn. Trong dự thảo đang lấy ý kiến thì những quan hệ cùng huyết thống được coi là loạn luân. Tuy nhiên, đạo đức của chúng ta không chỉ có như thế. Có những trường hợp cũng được coi là loạn luân nhưng không chung huyết thống, như cha dượng với con riêng của vợ, bố chồng và con dâu…

Rõ ràng, cần phải bổ sung, thay đổi nhiều từ giờ tới khi ban hành chính thức!

Xin cảm ơn ông!

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Về bản chất pháp lý, yếu tố khách quan của tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi (gọi là trẻ em) là hành vi nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tình dục của người thực hiện nhưng không bằng cách sử dụng bộ phận sinh dục. Nếu sử dụng bộ phận sinh dục để quan hệ với bộ phận sinh dục trẻ em hoặc dùng bộ phận sinh dục bắt trẻ em ngậm, mút…thì đó là hành vi của tội phạm khác.

Về mặt khách quan, việc liệt kê các hành vi như dự thảo Nghị quyết của TAND Tối cao là đúng. Còn để định tội thì không chỉ căn cứ vào hành vi khách quan mà còn căn cứ vào các yếu tố khác. Chính vì thế trong Bộ luật Hình sự mới quy định 4 yếu tố cấu thành tội phạm (mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể của tội phạm)

Nhóm PV Quốc hội

Tin nổi bật