Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quốc gia nào được hưởng lợi từ vụ "tắc đường tiền tỷ" tại kênh đào Suez?

(DS&PL) -

Sự cố tắc nghẽn của tàu Ever Given tại kênh đào Suez đã khiến thế giới "lỗ nặng" nhưng vẫn có 2 quốc gia được hưởng lợi từ việc này là Trung Quốc và Nga.

Sự cố tắc nghẽn của tàu Ever Given tại kênh đào Suez đã khiến thế giới "lỗ nặng" nhưng vẫn có 2 quốc gia được hưởng lợi từ việc này là Trung Quốc và Nga.

Bhà báo và nhà văn Pháp Francois Lenglet, chuyên về các vấn đề kinh tế, hôm 31/3 cho biết Nga và Trung Quốc là 2 quốc gia duy nhất được hưởng lợi từ vụ tắc nghén tại kênh đào Suez trong tuần qua. Cụ thể, ông Lenglet nhận định sự cố trên giúp 2 nước này thúc đẩy các tuyến thương mại của riêng mình, đồng thời thách thức mô hình toàn cầu hóa của Mỹ.

Tàu Ever Given bị mắc cạn đã cản trở các tàu hàng lưu thông ở kênh đào Suez trong suốt 1 tuần qua. Ảnh: Reuters

Cụ thể, tờ Figaro dẫn lời ông Lenglet: "Nếu vụ việc không gây hậu quả kinh tế thì sẽ gây ra ảnh hưởng về địa chính trị. Ngay sau vụ tai nạn của tàu Ever Given, Nga đã đề xuất một tuyến đường thay thế nối liền giữa Đông và Âu, ngắn hơn 5.000 km so với kênh đào Suez. Trung Quốc cũng làm điều tương tự, họ tận dụng chính Con đường tơ lụa của mình".

Qua đó, nhà báo người Pháp nhấn mạnh rằng khả năng tạo ra và kiểm soát các tuyến đường thương mại luôn được coi là một công cụ hỗ trợ quyền lực. 

Ngoài ra, ông nói thêm rằng kênh đào Suez được xây dựng bởi người châu Âu, trong đó có cả công lao của Pháp. Ông lưu ý Vương quốc Anh là quốc gia có trách nhiệm bảo vệ kênh đào kể sau Thế chiến thứ nhất. Tuy nhiên, theo ông Lenglet: "Và cuối cùng Anh đã nhường chỗ cho một nhà lãnh đạo thế giới mới là Mỹ, quốc gia đã kiểm soát các tuyến đường thương mại trong suốt thế kỷ 20, nắm giữ con kênh đào này".

Ông Lenglet cho rằng sự cố ở kênh đào Suez vừa qua cho thấy sự thống trị của Mỹ hiện đang bị thách thử với 2 quốc gia Nga và Trung Quốc, những người muốn đưa ra một mô hình toàn cầu hoá cũng như tuyến đương thương mại của riêng mình. 

Minh Hạnh (Theo Tass)

Tin nổi bật