Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quân đội Mỹ cần 10 tỷ USD để thay thế số vũ khí đã gửi cho Ukraine

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Lầu Năm Góc muốn Quốc hội Mỹ phân bổ 10 tỷ USD để bù đắp cho số vũ khí mà nước này đã chuyển giao cho Ukraine và bổ sung vào kho vũ khí của bộ.

Mới đây, chia sẻ với tờ Politico, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ rằng Lầu Năm Góc cần khoảng 10 tỷ USD để thay thế vũ khí trong kho dự trữ quân sự của nước này đã được gửi tới Ukraine.

Máy bay MC-130J của Lực lượng Đặc biệt Mỹ. Ảnh: AP

Hiện khoản tiền 60 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đang hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua cũng bao gồm nguồn tài trợ để bổ sung kho dự trữ quân sự của Mỹ. Thượng viện Mỹ đã thông qua khoản chi tiêu này, nằm trong dự luật viện trợ quân sự nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, nhưng hiện Hạ viện Mỹ vẫn trì hoãn việc đưa ra bỏ phiếu. 

Quan chức Mỹ trên cho biết nếu Lầu Năm Góc không nhận được số tiền bổ sung sẽ gây tổn hại cho quân đội Mỹ: “Điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ khi kho dự trữ đang ở mức thấp trong bối cảnh không thể nhận được nguồn tài chính mới”. 

Khoản thiếu hụt 10 tỷ USD trên được tạo ra một phần do sức ép lạm phát và một phần vì các hệ thống mới mà Lầu Năm Góc đang tìm cách thay thế các hệ thống cũ có chi phí cao hơn, chẳng hạn như Tên lửa tấn công chính xác (PrSM) hay Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội tầm xa (ATACMS).

Cuối năm ngoái, Nhà Trắng thông báo chính quyền Tổng thống Joe Biden đã cung cấp hơn 75 tỷ USD tiền mặt và thiết bị cho Ukraine, vượt xa các nhà tài trợ phương Tây.

Mới đây nhất, tối 12/3 (giờ địa phương), Washington cũng công bố một gói viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine trị giá 300 triệu USD, bao gồm đạn pháo, tên lửa phòng không, hệ thống chống thiết giáp và nhiều loại vũ khí, khí tài khác. Nguồn tài trợ mới này có được nhờ tiết kiệm được từ các hợp đồng vũ khí khác.

Một quan chức quốc phòng cấp cao nhấn mạnh gói viện trợ bổ sung mới này cho Ukraine chỉ được thực hiện một lần duy nhất. Mọi khoản khác vẫn phải chờ Quốc hội thông qua dự luật chi tiêu bổ sung, bao gồm khoảng 60 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine.

Ngày 14/3, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, thành viên đảng Cộng hòa, thông báo sẽ đưa dự luật viện trợ bổ sung cho Ukraine ra bỏ phiếu trong vài tuần tới. Điều này được đánh giá là dấu hiệu cho thấy phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ dường như đã nhượng bộ trong vấn đề viện trợ cho Ukraine.

Trong khi quân đội Ukraine cạn dần đạn dược, lực lượng Nga gần đây đạt nhiều tiến bộ trên chiến trường. Tình báo Mỹ cảnh báo Ukraine "đã hết thời gian", nhận định "bế tắc trên chiến trường mang lại lợi thế quân sự chiến lược cho Nga và ngày càng diễn biến theo hướng có lợi cho họ".

Mộc Miên (Theo Politico)

Tin nổi bật