Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quái vật thời tiền sử hiếm hoi vẫn còn tồn tại giữa đại dương

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Quần đảo Galapagos, cách đất liền 1.000km, có một loài từng được coi là "quái vật", hiện diện ở đây từ thời tiền sử.

(ĐSPL) - Quần đảo Galapagos, cách đất liền 1.000km, có một loài từng được coi là "quái vật", hiện diện ở đây từ thời tiền sử. 
Loài Cự đà (Kỳ nhông biển) là loài bò sát biển duy nhất còn tồn tại ở quần đảo Galapagos, ngoài khơi bờ biển Ecuador. Đây là loài bò sát thuộc lớp thằn lằn duy nhất sống và tìm kiếm thức ăn ở biển. Môi trường sinh sống của chúng là khu vực bãi đá bờ biển và đôi khi là khu vực đầm lầy và rừng ngập mặn ven biển trên hầu hết tất cả các đảo thuộc Galapagos.
Hiện nay loài Cự đà đang nằm trong danh sách động vật dễ bị tổn thương khi chỉ còn khoảng 50.000 cá thể sinh sống. Chúng bị đe dọa bởi hiện tượng El Nino khiến lượng thức ăn bị giảm sút, cùng với đó là sự xâm chiếm của các loài động vật ăn thịt khác như chó, mèo, chim ưng.
 

Loài cự đà có từ thời tiền sử chỉ còn sinh sống trên quần đảo Galapagos, phía tây Ecuador.

Số lượng của Cự đà ngày càng suy giảm chỉ còn khoảng 50.000 con.

Cự đà biển có tên khoa học là Amblyrhynchus cristatus. Chúng được nhà khoa học Bell mô tả đầu tiên vào năm 1825.

Con đực có thể dài tới 2m và nặng 20kg khi trưởng thành trong khi con cái có kích thước chỉ bằng một nửa.

Mặc dù sở hữu hình dạng "từ thời tiền sử" nhưng Cự đà là loài động vật hiền hòa, chỉ ăn rong biển và tảo.

Cự đà chỉ có thể lặn sâu dưới nước trong 30 phút do không thể kiểm soát thân nhiệt.

Cự đà sống chủ yếu trên mặt đất, gần bờ biển và chỉ xuống biển khi cần tìm kiếm thức ăn.

Vào mùa sinh sản, Cự đà di chuyển vào những vùng cát mềm, ít ảnh hưởng bởi sóng biển.

Cự đà là "một tay bơi lội" cừ khôi dưới đáy biển.

Chiều dài cơ thể của Cự đà giảm đi đáng kể trong vài năm qua do lượng thức ăn suy giảm và thời tiết khắc nghiệt.

Tin nổi bật