Ở Việt Nam, trong một số năm gần đây công tác an toàn thực phẩm đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay của đất nước, vấn đề an toàn thực phẩm diễn biến phức tạp trong xu thế toàn cầu hóa với nhiều nguy cơ ô nhiễm thực phẩm cho người tiêu dùng. Trong những năm gần đây số vụ ngộ độc có giảm xong số vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể ngày càng gia tăng.
Chính vì thế, việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em lứa tuổi học đường có vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển tối ưu các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Tại Việt Nam, thời gian qua, vấn đề dinh dưỡng học đường đã được quan tâm. Tuy nhiên, công tác dinh dưỡng học đường và tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh trong nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
TP.HCM là một trong 2 địa phương có số học sinh ăn bán trú lớn nhất toàn quốc. Vì vậy, việc tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh tại các trường học là cấp bách và mang tính tất yếu. Tuy vậy, công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường tiểu học của TP.HCM hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng thực đơn, tính toán thành phần dinh dưỡng bữa ăn, cách tổ chức bữa ăn học đường trong điều kiện cơ sở vật chất của một số trường còn khó khăn và chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó, trẻ em, học sinh thường có thói quen ăn uống chưa phù hợp, trẻ không thích ăn rau, ăn hải sản...
Riêng đối với các bậc phụ huynh, chọn trường học cho con vẫn luôn là bài toán khó, cần phải cân nhắc nhiều yếu tố như trường có gần nhà không, cơ sở vật chất thế nào… Bữa trưa cũng là một trong thứ họ nên quan tâm, nhất là khi con còn ở độ tuổi tiểu học. Bởi lẽ trẻ đang trong giai đoạn phát triển thể chất, cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trường tiểu học Hiệp Tân thường xuyên triển khai mô hình về bữa ăn học đường cho nhiều phụ huynh tham gia.
Nắm rõ và hiểu được những khó khăn trăn trở của đa phần phụ huynh trường tiểu học Hiệp Tân (Quận Tân Phú, TP.HCM) thường xuyên triển khai mô hình về bữa ăn học đường cho nhiều phụ huynh tham gia.
Được tổ chức dưới hình thức bếp ăn một chiều được bố trí khoa học, đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến, chén ăn, khay ăn của học sinh được sấy khô 2 lần để đảm bảo vệ sinh an toàn. Đặc biệt khu sơ chế và nấu nướng hoàn toàn tách biệt nhau. Với tiêu chí an toàn sức khỏe học đường cho học sinh lên hàng đầu. Theo đó, từ khâu lựa chọn đơn vị cung cấp thực phẩm, tổ chức nấu ăn đến đầu ra là từng suất ăn cho học sinh đều được nhà trường giám sát kĩ càng, cẩn trọng và vệ sinh an toàn luôn đặt lên hàng đầu.
Ngoài việc niêm yết thực đơn trên bảng tin trước cổng trường, website, fanpage thực đơn hàng ngày của học sinh trường Tiểu học Hiệp Tân được dán trước cửa bếp ăn để thuận tiện cho công tác kiểm tra, giám sát.
Từ khâu giao nhận thực phẩm, đến chế biến, giám sát, vệ sinh, rửa bát, lên thực đơn được phân chia thành các tổ và luôn phiên thay đổi...
Cô Minh Nguyệt - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hiệp Tân cho biết: Để đảm bảo cho học sinh một bữa ăn bán trú an toàn, đủ dinh dưỡng ở trường không chỉ cần 1 khâu, 1 quy trình mà là sự kết hợp đồng bộ của một hệ thống trong cả quá trình. Từ khâu giao nhận thực phẩm, đến chế biến, giám sát, vệ sinh, rửa bát, lên thực đơn được phân chia thành các tổ và luôn phiên thay đổi...
Theo đó, vào 5h30 hàng ngày, đơn vị cung cấp thực phẩm sẽ giao thực phẩm đến trường dưới sự giám sát của ban thanh tra, chủ tịch công đoàn và đại diện Ban Giám hiệu. Thực phẩm được đưa lên bếp ăn và sơ chế ở một khu riêng, trước khi được đưa vào chế biến tại bếp chính.
"Điều đặc biệt, nhà trường rất chú trọng ở việc lên thực đơn để đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh. Chính vì thế, phụ huynh khi cho con học ở trường vô cùng yên tâm không bao giờ có chuyện con bị còi xương, suy dinh dưỡng hay ăn đói khi đi học. Bên cạnh đó trường cũng đón các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của quận và sở ", cô Minh Nguyệt chia sẻ.
Không chỉ quan bếp ăn mở các phụ huynh còn được thưởng thức bữa ăn với thực đơn y như các em học sinh để Ban Giám Hiệu xin ý kiến đóng góp để ngày một hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, cô trò nhà trường đang thực hiện mô hình trồng rau phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của học sinh tại trường, kết hợp bán gây quỹ học bỗng. Trong năm học 2022-2023, vườn rau đã thu về hơn 9 triệu đồng, trao 30 suất học bổng cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Cô trò nhà trường đang thực hiện mô hình trồng rau phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của học sinh tại trường, kết hợp bán gây quỹ học bỗng.
Công trình này do Ban đại diện Cha mẹ học sinh vận động tài trợ, đưa vào hoạt động từ năm học 2022-2023. Mục đích của công trình là phục vụ việc giảng dạy, học tập của các em học sinh tại trường, đồng thời để các em tham gia trải nghiệm, biết được quá trình trồng, chăm sóc, phát triển, thu hoạch như thế nào. Hình ảnh một tiết học tại vườn rau của học sinh.
Một phụ huynh tiết lộ "Đây là hoạt động rất hay, ý nghĩa. Không chỉ giúp các em học sinh biết được thêm nhiều kiến thức mới, được tham gia hoạt động thực tế, mà qua đó còn giúp đỡ được những học sinh khác".
Được biết rau được thu hoạch rồi đóng gói và mang ra giới thiệu cho quý phụ huynh, giá rau sẽ không quy định cụ thể mà tùy vào sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, và số tiền thu về được dùng để gây quỹ trao học bổng cho học sinh trong và ngoài trường.
Như Quỳnh